Nắng nóng, du khách chen chân tại đền Hùng ngày khai hội

0
10
Ngoài lực lượng cảnh sát, đội thanh niên tình nguyện cũng được huy động hỗ trợ ổn định trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường. Ảnh: Bích Ngọc.

Nhiều đoàn du khách từ miền Nam không quản đường xa tới trẩy hội nhưng một số người chọn quay đầu chờ vãn mới tiếp tục leo lên đền Hùng.

Lễ hội Đền Hùng 2018 diễn ra từ ngày 21 đến 25/4, tức từ ngày 6 đến ngày 10/3 âm lịch. Ban tổ chức đề ra định hướng “5 không” trong quá trình diễn ra lễ hội: không ùn tắc giao thông; không để xảy ra tình trạng chặt chém; không có người ăn xin; không để xảy ra các hành vi phản cảm; không mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài lực lượng cảnh sát, đội thanh niên tình nguyện cũng được huy động hỗ trợ ổn định trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường. Ảnh: Bích Ngọc.

Ngoài lực lượng cảnh sát, đội thanh niên tình nguyện cũng được huy động hỗ trợ ổn định trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường. Ảnh: Bích Ngọc.

Ngày khai hội, nhiều du khách có mặt tại đền Hùng từ rất sớm, tới 9h30 đường dẫn lên đền Thượng đã chật kín người. Nhiều đoàn du khách từ Long An, TP HCM… không quản đường xa tới trẩy hội, chủ yếu là người cao tuổi. Tuy nhiên, một số người không thể chịu cảnh nhích từng bước lên bậc thang dưới trời nắng nóng, chọn nghỉ dưới chân núi, đợi vãn khách mới leo tiếp.

Một số hình ảnh tại đền Hùng ngày khai hội

Nhờ ban tổ chức và các cơ quan chức năng chỉnh đốn, giá cả dịch vụ không tăng quá nhiều trong lễ hội. Vé gửi xe máy vẫn ở mức 5.000 đồng một chiếc, ôtô 20.000 đồng một xe. Nước giải khát ngày thường có giá 10.000 đồng một chai, tăng gấp đôi vào dịp này. Trong khi đó, giá đồ ăn tăng khoảng 5.000 – 10.000 đồng một món.

Lối đi ken đặc người lên núi. Ảnh: Bích Ngọc.

Lối đi ken đặc người lên núi. Ảnh: Bích Ngọc.

Năm nay, phần lễ hội được tổ chức tương tự các năm trước với lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 5/3 âm lịch, lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6/3 âm lịch… Ngoài ra, còn có lễ kiệu vùng ven, hoạt động văn hóa dân gian trên đền Hùng, lễ hội dân gian đường phố.

Ngày 22/4, du khách có thể theo dõi Hội thi Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng tại hồ công viên Văn Lang; Liên hoan Văn nghệ quần chúng, hát Xoan và dân ca Phú Thọ tại sân khấu Trung tâm lễ hội đền Hùng, sân khấu phía nam công viên Văn Lang; thi đấu bóng chuyền nam, cờ tướng, vật dân tộc, bắn nỏ, đẩy gậy tại sân Thể thao của đền Hùng… 

Ngày 23/4, nhiều hoạt động được tổ chức tại đền Hùng gồm lễ Rước kiệu về đền của các xã phường lân cận; Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ mở rộng lần thứ VI; Hội trại văn hóa tại trung tâm lễ hội; triển lãm các loài hoa phong lan tại Nhà trưng bày phong lan, triển lãm các hiện vật khảo cổ học về thời đại Hùng vương và sự hình thành Nhà nước Văn Lang tại Bảo tàng Hùng Vương…

Lịch trình lễ hội tại đền Hùng ngày 25/3 bao gồm Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Thượng từ 6h; trình diễn đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân tại Nhà Công quán; chương trình múa rối nước của Nhà hát Múa rối Thăng Long tại khu vực hồ Khuôn Muồi

Một số hoạt động khác tại TP Việt Trì xuyên suốt từ ngày 21 đến 25/4 gồm hội chợ Hùng Vương tại Quảng trường Hùng Vương, chợ quê và trưng bày sản phẩm du lịch địa phương tại xã Hy Cương; Triển lãm tư liệu, hiện vật với chủ đề “Lễ hội và tín ngưỡng vùng Đất Tổ” tại Bảo tàng Hùng Vương…

Du khách mặc nắng nóng, chen chân tại đền Hùng ngày khai hội
 
 

Du khách mặc nắng nóng, chen chân tại đền Hùng ngày khai hội

 Video: Bích Ngọc.

Nguồn: Vnexpress.net