Trở thành người Việt đầu tiên đến Bắc cực, phượt thủ Hoàng Lê Giang còn viết lên hành trình đáng mơ ước với hơn 30 quốc gia, trong đó có Moscow – Nga ngay mùa World Cup.
Trở thành người Việt đầu tiên đến Bắc cực, phượt thủ Hoàng Lê Giang còn viết lên hành trình đáng mơ ước với hơn 30 quốc gia, trong đó có Moscow – Nga ngay mùa World Cup.
Phượt thủ sinh năm 1988 là người Việt Nam đầu tiên chinh phục Bắc Cực. Lê Giang từng đi qua 30 nước trên thế giới, 7 lần chinh phục dãy Himalaya (thuộc khu vực biên giới giữa Nepal và Trung Quốc) và từng sống sót sau khi trải qua trận bão tuyết ở Nepal.
Có mặt tại đất nước bạch dương vào mùa World Cup sôi động nhất hành tinh có lẽ trở thành mơ ước của không ít người hâm mộ trái bóng tròn. Và phượt thủ Hoàng Lê Giang là một trong số ít người Việt có cơ hội thưởng thức trực tiếp không khí sôi sục của trận cầu kịch tính này. Anh đã chia sẻ trải nghiệm trong mơ của mình qua những hình ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ ấy.
Hết mình cùng “chảo lửa” Moscow
S
ân vận động Luzhniki ở Moscow, Nga là nơi chứng kiến mùa World Cup được đánh giá thành công nhất trong lịch sử. Cái tên Luzhniki xuất phát từ các đồng cỏ uốn khúc trên sông Moscow, nơi sân vận động được xây dựng.
SVĐ Luzhniki nằm ở một trong những khu vực đẹp nhất của thủ đô Moscow, là một phần của khu phức hợp Olympic rộng lớn trải rộng trên 180 ha. Sông Moscow chảy ngay bên cạnh sân vận động và có hệ thống cáp treo nối chúng với nhau.
Luzhniki ban đầu được xây dựng để tổ chức giải Spartakiad mùa hè đầu tiên vào năm 1956. Kể từ đó, nơi đây đã trở thành địa điểm tổ chức vô số các sự kiện thể thao và văn hóa lớn, bao gồm Thế vận hội Mùa hè 1980, giải Vô địch thế giới hockey trên băng, điền kinh, bóng bầu dục và các buổi hòa nhạc có một số nhạc sĩ vĩ đại nhất thế giới.
Những ngày tháng rực lửa của giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh, nơi đây diễn ra 7 trận đấu trong khuôn khổ World Cup 2018. Thú vị là để đảm bảo cho công tác tổ chức, các hoạt động tái thiết sân vận động đã được triển khai từ năm 2013.
Bên trong sân vận động đã được xây mới hoàn toàn: Đường đua thể thao được gỡ bỏ, khán đài di chuyển gần hơn với sân và làm thành hình chữ nhật, điều chỉnh độ dốc, bổ sung thêm 2 tầng. Sức chứa tăng từ 78.000 lên 80.000 chỗ ngồi.
Theo kinh nghiệm từ Hoàng Lê Giang, nếu không phải mùa bóng sôi động, du khách vẫn có thể đến đây để tìm hiểu một phần lịch sử thể thao nước Nga và chiêm ngưỡng không gian rộng lớn, thiết kế hiện đại của sân vận động này.
Làm thơ bên dòng Moscow, ngắm biểu tượng thành phố
S
ông Moscow là điểm không thể bỏ qua khi đến Nga. Nơi hiền hòa này trở thành địa điểm tản bộ, dã ngoại cho nhiều gia đình dịp cuối tuần. Không cần cồng kềnh máy móc, khung cảnh nên thơ này vẫn đẹp đến nao lòng chỉ cần chiếc điện thoại bắt ảnh rõ nét như S9.
Tổng chiều dài của sông là 502 km với diện tích lưu vực sông là 17.600 km2. Dòng Moscow bắt nguồn từ khu đầm lầy vùng Smolensk. Thời cổ đại, tuyến đường thủy này đặc biệt quan trọng, nối Moscow với Novgorod, Smolensk, Volga và Don.
Theo hướng chảy, dòng nước hiền hòa này hình thành lên trên bờ sông những thảm địa hình rất đẹp, đó là những triền dốc xanh mát của hàng thông già xen lẫn dãy bạch dương mà mỗi lần gió thổi ngang lại như reo ca. Nếu tỉ mẩn khám phá, bạn còn có thể đắm mình vào vẻ đẹp của rất nhiều thảm thực vật khác.
Dòng sông thường bị đóng băng trong khoảng tháng 11-12 và nằm dưới băng cho đến tháng 3-4. Vì vậy, nếu muốn tận hưởng dòng nước thả trôi lững thững, thời điểm sau tháng 4 sẽ rất phù hợp.
“Khi đi dạo bên sông Moscow, qua những tòa nhà cao tầng hiện đại để đến công viên Gorky, tôi bị ấn tượng bởi một kiến trúc tương phản với các tòa nhà hiện đại – nhà thờ Christ the Saviour (Chúa cứu thế)”, đó là cảm xúc của Hoàng Lê Giang khi nhìn thấy ngôi nhà thờ nổi tiếng tại đất nước bạch dương vào 14h.
Điểm độc đáo của nhà thờ này đó là những bức tranh tường hoành tráng. Để tạo ra chúng, các họa sĩ nổi tiếng tại Nga thời bấy giờ phải làm việc liên tục trong nhiều ngày liền mới có thể hoàn công, tô điểm thêm cho nội thất bên trong nhà thờ. Chính điện được bao bọc bởi một hành lang 2 tầng, những bức tường lát bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch và những loại đá quý khác.
Tầng trệt trưng bày đài tưởng niệm Nga chiến thắng Napoléon. Những bức tường lát hơn 1.000 m2 đá hoa cương Carrara trắng, ghi danh sách những người chỉ huy chính, những trung đoàn của cuộc chiến tranh Vệ quốc năm 1812. Với những người ham khám phá, Christ the Saviour là cả kho tàng văn hóa để trải nghiệm.
Ra khỏi không khí sôi động, Hoàng Lê Giang hòa vào màn đêm Nga với những công trình kiến trúc đồ sộ. Anh cho biết, các nhà thờ với kiến trúc cổ kính khiến cho anh cảm giác như mình đang lạc vào thế giới cổ tích. Nhà thờ chính tòa thánh Issac là một trong số đó.
Nhà thờ là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc tân cổ điển muộn với kiến trúc Byzantine Hy Lạp. Nơi đây được xây dựng trong khoảng 40 năm, có chiều dài 111 m, rộng 97 m và cao 101,5 m. Không gian nội thất rộng 10.767 m2 có sức chứa 14.000 người.
Với phương pháp mới được đề xướng để xây dựng các cột khổng lồ của hàng hiên cổng vào, chi phí xây dựng nhà thờ đã dội lên đến một triệu rúp vàng.
Bên trong nhà thờ có hơn 200 bức tranh phần lớn là khổ lớn, tranh khảm và 10 cột lớn bằng đá malachit và 2 cột bằng đá lapis lazuli. Các bức tường được trang trí bằng các loại đá cẩm thạch, đá quý, ngọc nhiều màu.
Với bộ xử lý tín hiệu hình ảnh mới, chiếc điện thoại Galaxy S9 có thể chỉnh nhiều hình cùng lúc, giảm hiện tượng noise. Việc tích hợp thêm DRAM trên cảm biến hình ảnh còn giúp dòng điện thoại này có tốc độ xử lý ảnh nhanh hơn.
Người dùng có thể chụp 12 bức ảnh chỉ trong một phần nhỏ của giây, sau đó chia 4 hình thành một nhóm để xử lý hàng loạt. Phần mềm sẽ kết hợp tất cả chi tiết để tạo nên một bức hình tốt nhất. Nhờ vậy, bức ảnh vẫn ấn tượng và nhà thờ trở nên lung linh giữa màn đêm.
Nếm cái mộng mơ bình dị chốn ngoại ô
Đ
ến Nga, hãy rời cái ồn ào để về chốn ngoại ô, tìm một người bản địa và chuyện trò, lắng nghe câu chuyện và tâm hồn của người, của đất. Đừng ngại ngần thử những món ăn chưa từng nghe tới tên. Đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy không bao giờ có thể nếm lại lần hai món ấy nhưng chắc chắn, nó sẽ làm đầy thêm kho tàng ẩm thực và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.
Món bánh mì nướng, sữa chua cherry, bánh nướng caramel và cà phê có lẽ sẽ không làm bạn thất vọng. Đây là bữa ăn phụ mà phượt thủ Việt đã chọn sau một ngày dạo chơi mệt nhoài. Đồng thời, bằng cách sử dụng camera khẩu độ kép của S9 giúp màu sắc vật thể sinh động, các món ăn tưởng chừng bình thường cũng trở nên bắt mắt và ngon miệng hơn.
Bên chiếc bàn kê đầy những món ăn thơm ngon, Hoàng Lê Giang phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn những khung cảnh bình dị nơi ngoại ô cũng mang đến cảm xúc thân quen xen lẫn chút buồn mang mác và trở thành thương hiệu của xứ bạch dương.
Con người nơi đây yêu thiên nhiên và sự yên bình, vì vậy không khó để thấy những ngôi biệt thự nguy nga lọt thỏm giữa một vùng xanh mát.
Khung cảnh ngoại ô tại một công viên ngoại ô Moscow lúc 18h có phần trầm lắng hơn buổi xế chiều. Nhưng một màu sắc bình yên vẫn còn nằm ở đó, lần này những ánh hoàng hôn còn sót lại dường như vẫn còn vương vấn, muốn níu kéo ngày rong chơi.
Biết bao cảm xúc được gói gọn vào qua ống kính Galaxy S9. Đó là khoảng 14h chiều, cái nắng ở Nga không gay gắt nhưng vàng óng, hòa vào từng lớp mây bồng bềnh thả trôi trên nền trời xanh ngắt.
Nhờ Galaxy S9 trang bị camera chính 12 MP góc rộng, khẩu độ kép f/1.5 và f/2.4 với khả năng zoom 2x, Hoàng Lê Giang vẫn bắt được tòa nhà uy nghi, nổi bật giữa không gian mênh mông dù đứng ở khoảng cách xa.
Galaxy S9 sở hữu khả năng kiểm soát tốt độ cân bằng màu sắc trong môi trường thiếu sáng. Những khoảnh khắc thường nhật qua camera của bộ đôi smartphone được tái hiện trung thực, sắc nét. Ưu thế này có được nhờ khả năng thay đổi khẩu độ trên camera chính phía sau của cả 2 phiên bản flagship này.
Vì vậy, dù không nhiều ánh sáng như ban ngày, camera kép của Galaxy S9 vẫn thu lại được bóng cây loang lổ in giữa lòng sông phẳng lặng. Cùng với đó là bản hòa tấu màu sắc của chút xanh, vàng và đỏ.
Nguồn: News.zing.vn