Mặt trăng bí ẩn của Sao Thổ xuất hiện lớp băng mới chưa thể giải thích

0
17
Mặt trăng bí ẩn của Sao Thổ xuất hiện lớp băng mới chưa thể giải thích - Ảnh 1.

[kdn-video]

VTV.vn – Bán cầu bắc của Enceladus, một mặt trăng kỳ bí của Sao Thổ, gần đây đã xuất hiện một vùng băng mới khiến giới khoa học “đau đầu” vì chưa lý giải được.

Enceladus lâu nay được biết đến như là một mặt trăng bí ẩn của Sao Thổ có tiềm năng ẩn chứa sự sống. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, bề mặt của thiên thể này có thể đang diễn ra các hoạt động địa chất tích cực hơn những gì từ đã được khám phá từ trước đến nay.

Nghiên cứu nói trên đã được công bố trên tạp chí khoa học Icarus. Công trình này đã xem xét kỹ lưỡng những hình ảnh mới được ghi lại từ tàu vũ trụ Cassini của NASA. Trong quá trình đó, các khoa học đã phát hiện ra bán cầu bắc của Enceladus đã vừa xuất hiện một lớp băng mới.

NASA cho biết, vào năm 2005, tàu vũ trụ Cassini đã quan sát được ở bán cầu Nam hơn 100 mạch nước phun bắn ra “những chùm hạt băng và hơi nước khổng lồ từ một đại dương nằm dưới lớp vỏ băng giá”. Tuy vậy, những hình ảnh mới được nghiên cứu đã cho thấy rằng hiện tượng tương tự cũng đang diễn ra ở bán cầu Bắc. Công nghệ VIMS trên tàu Cassini đã giúp các nhà khoa học dựng bản đồ nhiệt chi tiết của Enceladus và đi đến phát hiện này.

Mặt trăng bí ẩn của Sao Thổ xuất hiện lớp băng mới chưa thể giải thích - Ảnh 1.

Tàu vũ trụ Cassino có công lớn trong việc khám phá bề mặt Enceladus

Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Gabriel Tobie, nhà khoa học VIMS của Đại học Nantes ở Pháp, cho biết: “Nhờ vào “đôi mắt” hồng ngoại của Cassini, ta có thể quay ngược thời gian và khẳng định rằng một khu vực lớn ở bán cầu Bắc thiên thể này có vẫn còn khá trẻ. Có khả năng rằng nơi này đã diễn ra nhiều hoạt động địa chất cách đây không lâu”.

Các mạch nước phun này được cho là nguyên nhân gây ra những “vằn da hổ” trên bề mặt của mặt trăng Sao Thổ này. Những vệt xen kẽ nổi bật đó cũng được chính tàu Cassini lần đầu phát hiện. Theo ước tính, độ dài của chúng vào khoảng 130km và khoảng cách giữa các vệt xấp xỉ 35km.

Hiện tại, nguyên nhân đằng sau lớp băng mới ở Bắc bán cầu vẫn còn là bí ẩn. Các nhà khoa học đang xem xét giả thiết rằng, hiện tượng này là do các tia băng hoặc băng nứt ra từ phần vỏ, di chuyển dần từ đại dương dưới bề mặt lên phần bề mặt trên cùng của Enceladus.

Mặt trăng bí ẩn của Sao Thổ xuất hiện lớp băng mới chưa thể giải thích - Ảnh 2.

Vào năm 2017, NASA đã tìm thấy sự hiện diện của hydro trong bầu khí quyển của Enceladus. Bà Linda Spilker, nhà khoa học dự án Cassini tại NASA khi đó chia sẻ điều này có thể có ý nghĩa như một “nguồn năng lượng tiềm năng từ bất kỳ vi khuẩn nào.”

Một năm sau, các nhà khoa học lại tiếp tục tìm thấy những phân tử hữu cơ phức tạp, họ gọi là “những viên gạch xây nên sự sống” trên mặt trăng này của Sao Thổ. Giới nghiên cứu đã xác định rằng đại dương Enceladus vào khoảng 1 tỷ năm tuổi, là một khu vực thích hợp để nuôi dưỡng sự sống.

Nguồn: Vtv.vn