Lộ diện 9 thành phố đắt đỏ nhất thế giới mùa COVID-19

0
6
Lộ diện 9 thành phố đắt đỏ nhất thế giới mùa COVID-19 - Ảnh 1.

[kdn-video]

VTV.vn – Năm nay, Paris (Pháp), Zurich (Thụy Sĩ) và Hồng Kông là 3 cái tên dẫn đầu trong danh sách này.

Mới đây, bộ phận nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit (EIU) đã công bố danh sách các thành phố có chi phí sinh sống cao nhất thế giới trong giai đoạn hiện tại, khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành. Paris (Pháp), Zurich (Thụy Sĩ) và Hồng Kông đồng hạng nhất. 2 thành phố châu Âu đã đẩy Singapore và Osaka (Nhật Bản), vốn đứng đầu trong danh sách năm ngoái, xuống vị trí thấp hơn.

Báo cáo xếp hạng các thành phố dựa trên các yếu tố như chi phí cho thực phẩm, phương tiện đi lại, quần áo, v.v… Những thay đổi trong thứ hạng chủ yếu là do chi phí sinh hoạt. Biến động tiền tệ giữa các nơi trên thế giới cũng là một nguyên nhân lớn khác. Trong thời gian gần đây, đồng Euro và franc Thụy Sĩ đã mạnh lên thấy rõ.

Lộ diện 9 thành phố đắt đỏ nhất thế giới mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Singapore hiện đứng ở vị trí số 4. Trong khi đó, Osaka (Nhật Bản) yên vị tại thứ hạng 5. Nhìn chung, top các thành phố đắt đỏ nhất được chia đều giữa châu Âu, châu Á, Mỹ và Trung Đông. Đồng hạng với Osaka là Tel Aviv (Israel). Geneva Thụy Sĩ và New York (Mỹ) cùng chia sẻ vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng. Los Angeles (Mỹ) và Copenhagen (Đan Mạch) đồng hạng 9.

Thủ đô nước Pháp, Paris, vẫn là một trong số những nơi tốn kém nhất thế giới để sinh sống. Chỉ có thuốc lá, phương tiện di chuyển và rượu ở nơi này có giá thấp hơn so với những thành phố khác tại châu Âu. Copenhagen (Đan Mạch) góp mặt trong “bảng vàng” này nhờ vào chi phí đi lại, chăm sóc cá nhân và giải trí “đắt xắt ra miếng”. Theo báo cáo thì các thành phố châu Á có xu hướng sở hữu giá thực phẩm thấp hơn. Tuy vậy, Tel Aviv (Israel) vẫn được xem là nơi có mức sống cao vì chi phí sở hữu và bảo quản xe cộ rất lớn.

Lộ diện 9 thành phố đắt đỏ nhất thế giới mùa COVID-19 - Ảnh 2.

Sự xuất hiện và càn quét của đại dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến một số hạng mục trong bảng tổng sắp. Ví dụ như, chi phí cho sản phẩm với nhu cầu cao như máy tính đã tăng rõ rệt ở một số quốc gia. Trong khi đó, sản phẩm với độ thiết yếu thấp hơn như quần áo lại ghi nhận sụt giảm lớn. EIU cho rằng những xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2021.

Cô Upasana Dutt, người đứng đầu bộ phận Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu tại EIU, chia sẻ: “Rất nhiều người tiêu dùng để tâm đến giá cả sẽ ưu tiên các nhu yếu phẩm, giải trí tại nhà và kết nối internet tốt hơn. Trong khi đó, những sản phẩm tốn kém, giáo cao, cũng như quần áo và các phương tiện giải trí ngoài nhà riêng sẽ tiếp tục đối mặt với giai đoạn khó khăn”.

Nguồn: Vtv.vn