Lên kế hoạch vòng quanh thế giới đón Tết cổ truyền suốt cả năm

0
32
12.jpg

Mỗi quốc gia là một điểm đến với biết bao điều cuốn hút riêng, để trái tim khách du lịch mãi thổn thức mong được thả mình vào không gian tuyệt vời ấy. Không chỉ bởi danh thắng nao lòng người mà còn vì nét đẹp văn hóa của Tết Nguyên đán. Khác với các quốc gia phương Tây, nhiều nơi trên thế giới có Tết cổ truyền riêng mang đậm bản sắc dân tộc, giúp du khách vừa có cơ hội khám phá đó đây vừa vui hội suốt cả năm. Nếu muốn trải nghiệm không khí Tết độc đáo vòng quanh địa cầu, đừng quên ghi lại lịch đón năm mới tại các đất nước này.

12.jpg

Khám phá Tết cổ truyền khắp thế giới – Ảnh: Ha Nguyen

 

TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở VIỆT NAM

Người Việt Nam sử dụng đến hai bộ lịch gọi là Dương lịch theo các nước phương Tây và Âm lịch truyền lại từ cha ông thời xưa. Và Tết Nguyên đán là dịp lễ hội lớn nhất năm tính theo Âm lịch, dựa trên sự chuyển động của Mặt trăng chứ không phải Mặt trời như Dương lịch. Tết Nguyên đán ở Việt Nam thường rơi vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 tùy mỗi năm có nhuận hay không. Một số quốc gia khác cũng vui Tết cổ truyền như Việt Nam là Trung Quốc – Đài Loan – Hồng Kông, Singapore, Mông Cổ, Hàn Quốc.

1.jpg

Tết Việt lan tỏa khắp phố phường – Ảnh: Bao Tran
 

Tết ở Việt Nam là dịp để nhà nhà sum họp, quây quần bên nhau cùng trải qua khoảnh khắc giao thời thiêng liêng. Tết đến, mọi người thường đi chúc Tết, lễ chùa cầu bình an hay lập kế hoạch du lịch vui vẻ hưởng trọn kỳ nghỉ bên người thân. Xuân vừa ghé đã thấy không khí Tết ngập tràn khắp phố phường, ai cũng nôn nao cất lại tất bật để trở về nhà đón Tết.

2.jpg

Không khí Tết về khắp nơi – Ảnh: Flower in the Sunrise
 

3.jpg

Tết đi lễ chùa cầu bình an – Ảnh: Andy Ip
 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

GHÉ THÁI LAN ĐÓN TẾT CÙNG NƯỚC

Nếu muốn chiêm ngưỡng cảnh đẹp và khám phá nét đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền tại Thái Lan thì hãy du lịch vào khoảng thời gian từ ngày 13 đến 15/04 hằng năm. Đây là lúc người dân Thái Lan bắt đầu chúc mừng năm mới “Sawasdee Pee Mai” và thực hiện nghi lễ té nước với tất cả mọi người.

5.jpg

Lễ té nước trong Tết ở Thái Lan – Ảnh: Sasin Tipchai
 

Lễ té nước ở Thái Lan có tên gọi là Songkran, là một nghi lễ không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền tại xứ sở chùa vàng. Té nước mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp dành cho người được ‘dội nước’ để rửa sạch tất cả các điềm xấu và đem lại may mắn, tốt lành trong năm mới.

4.jpg

Lễ té nước mang đến may mắn cho mọi người – Ảnh: Vincent Vanderveken
 

DU LỊCH MÙA THU ĐÓN TẾT Ở UKRAINE

Nhiều nơi khác ở Ukraine và nhất là thành phố Uman có người Do thái sinh sống sẽ đón Tết cổ truyền vào mùa thu. Theo quan niệm của người Do thái, đây là lúc mọi người ‘rửa tội’, họ nhìn lại những sai lầm trong quá khứ để mong được tha thứ và cố gắng hướng đến điều tốt đẹp hơn ở tương lai. Những thành công đạt được trong năm cũ cũng được ghi nhận như một động lực giúp mọi người nỗ lực nhiều hơn. Tết cổ truyền ở Ukraine diễn ra vào hai ngày đầu tiên của tháng thứ 7 theo lịch Hebrew.

7.jpg

Tết người Do thái ở Ukraine – Ảnh: Vitaliy Holovin
 

6.jpg

Mọi người cùng nhìn lại năm cũ và hướng đến tương lai – Ảnh: Vitaliy Holovin
 

THÁNG 10 ĐÓN TẾT Ở ẤN ĐỘ

Từ ngày 31/10 hằng năm, người Ấn Độ sẽ bắt đầu kỳ lễ Tết cổ truyền kéo dài 5 ngày. Vào những ngày đón Tết, mọi người không được phép cáu gắt hay giận dỗi với bất kỳ ai. Có nơi còn ‘khóc lóc’ mừng năm mới, nơi lại nhịn ăn một ngày một đêm, nơi lại phun nước mực đỏ vào mọi người như một nghi lễ mang lại bình an hạnh phúc. Người Ấn Độ thường mang các vòng tay đủ màu để cầu tài lộc vào dịp Tết, màu hồng-đỏ-tím tượng trưng cho thánh thần đối với người Hindu và màu vàng là niềm tin với Chúa trời.

8.jpg

Không khí sắc màu ngày Tết ở Ấn Độ – Ảnh: Dmytro Gilitukha
 

9.jpg

Mọi người mang rất nhiều vòng lấp lánh để cầu tài lộc – Ảnh: Nina Hilitukha
 

RỘN RÀNG NGÀY TẾT Ở ETHIOPIA

Khi những cơn mưa lớn dần kết thúc cũng là lúc người Ethiopia vui mừng đón chào năm mới của mình. Tết cổ truyền ở Ethiopia bắt đầu từ ngày 9/11, lúc ấy, tất cả mọi người đều xúng xính trong bộ áo váy truyền thống đẹp nhất, cùng nhau nhảy múa ca hát. Du lịch Ethiopia vào dịp này, du khách có cơ hội hòa mình vào các vũ khúc và tiếng nhạc xập xình tươi vui để đón năm mới cùng mọi người.

10.jpg

Người Ethiopia cùng rủ nhau xuống đường – Ảnh: Mulugeta Zergaber
 

11.jpg

Ca hát nhảy múa mừng Tết đến – Ảnh: SJ Song
 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

Tết cổ truyền không chỉ là khoảng thời gian để mọi người thư giãn, lấy năng lượng cho hành trình mới. Đó còn là nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã kết tinh từ ngàn xưa để lại. Dẫu cho bao năm có qua đi thì trong tim mỗi người, Tết cổ truyền luôn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và cần được gìn giữ. Nếu có cơ hội, hãy vòng quanh thế giới khám phá những cái Tết đặc trưng và nhận ra sự khác biệt đầy thú vị giữa Tết Việt với Tết nước bạn nhé!

Scodaisym – Camnangdulich.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Camnangdulich.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Camnangdulich.vn.

Nguồn: News.zing.vn