Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận ‘cung trăng’

0
85
Từng chi tiết ở công trình

Công trình “Đường lên trăng” là một mê cung huyền ảo lặng lẽ tồn tại giữa phố thị Đà Lạt, đong đầy những ý niệm về nguồn cội. 

Từng chi tiết ở công trình "Đường lên trăng" đều được làm tỉ mỉ và dụng công /// THÙY DƯƠNGTừng chi tiết ở công trình “Đường lên trăng” đều được làm tỉ mỉ và dụng công – THÙY DƯƠNG

Kiến trúc sư (KTS) Lữ Trúc Phương (sinh năm 1941) ở Campuchia, theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Pnom Penh. Ông từng là chuyên viên thiết kế cho đại sứ quán Pháp tại nước này. Khi trở về Việt Nam, lập gia đình ông đã chọn Đà Lạt để sinh sống cho tới khi khuất núi năm 2016.

Sinh thời, ông được mệnh danh là một trong tứ quái Đà Lạt gồm nhiếp ảnh gia MPK, KTS Đặng Việt Nga và ca sĩ Xuân Giang ở Cung Tơ Chiều.

[VIDEO] Đường lên trăng từ thủy cung dưới lòng đất của KTS Lữ Trúc Phương
Thực hiện: Thùy Dương – Nhật Diễm

Trong nhiều năm sinh sống tại Đà Lạt, KTS Lữ Trúc Phương đã thiết kế rất nhiều công trình độc đáo cho thành phố này như: Nhà thờ dòng Don Bosco, Nhà trăm mái, Gà chín cựa, hồ Con Rồng,… Tiếc rằng phần nhiều các công trình đều đang làm dở dang. Về cuối đời, ông dốc toàn bộ tâm huyết cho công trình “Đường lên trăng”.Vô tình dừng chân tại đây trong một chiều thu Đà Lạt, thử du hành một chuyến lên trăng từ thủy cung dưới lòng đất, tôi thực sự bất ngờ và khâm phục tài hoa của người KTS này.

Những thiết kế kiến trúc, hình điêu khắc đắp nổi, hình vẽ, … của ông tại công trình “Đường lên trăng” đều đòi hỏi sự tập trung cao độ và lòng đam mê nghệ thuật vô bờ bến. Được biết trong quá trình làm công trình này Lữ Trúc Phương luôn tuân thủ nguyên tắc mình đặt ra là không nghe, không biết, không thấy, để tâm hồn tự do, bay bổng.

Công trình bắt đầu từ một mặt tiền nhỏ tại căn nhà ở đường Phan Bội Châu, TP. Đà Lạt, chia làm 4 phần từ Địa – Thủy – Sơn – Thiên với nhiều lối đi lắt léo, nhiều góc tối khuất không đèn nhưng tất thảy khi được chiếu sáng đều rực rỡ, đẹp đến từng chi tiết. 

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 2

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 3

Trong cuộc đời làm nghề của mình Lữ Trúc Phương luôn làm theo ý tưởng của bản thân chứ không rập khuôn theo đơn đặt hàng nào cả. Có lẽ vì thế khả năng kinh tế của ông không phải lúc nào cũng ổn định.

Làm “Đường lên trăng” ông tiết kiệm từng chút một, không ngại đi nhặt từng mảnh gạch vỡ về làm cầu thang, sáng tạo những chiếc cửa từ bánh xe bò. Chính điều đó cũng góp phần tạo thêm nét riêng độc đáo cho công trình này.

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 4

Lần theo dấu xưa của tiền nhân, tôi chợt nghĩ hẳn không hiếm người giống như tôi, muốn viết về Lữ Trúc Phương nhưng lại thẹn vì thấy ngòi bút không diễn tả hết được sự khâm phục trước khả năng sáng tạo của ông.

Lữ Trúc Phương còn có tình yêu rất lớn với đất Việt dù nửa đời người ông sống ở nước ngoài. Những tác phẩm của ông đều mang chủ đề về nguồn cội dân tộc Việt. Nhà trăm mái là tượng trưng cho trăm trứng, trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, gà chín cựa là trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, Đường lên trăng lại là tập hợp nhiều câu chuyện cổ tích về thế giới thủy cung, Thạch Sanh …

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 5
Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 6

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 7

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 8

Công trình “Đường lên trăng” quả thật rất giống với một mê cung huyền ảo, đẹp và đầy bí ẩn. Nhiều vị khách tìm tới đây để chơi những trò chơi như giải mật mã, tìm kho báu rất thú vị.

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 9

Hiện tại công trình Đường lên trăng của KTS Lữ Trúc Phương đang khai thác cho khách du lịch tới tham quan song song với việc tiếp tục xây dựng. Tuy ông đã mất đi nhưng những người con trai, con gái của ông vẫn tiếp tục di nguyện của bố, sáng tạo và bảo quản công trình này.

Lên Đà Lạt, lạc vào mê cung huyền ảo sâu từ lòng đất lên tận 'cung trăng' - ảnh 10

Tin liên quan

  • Giải mã ‘lời nguyền’ yêu nhau ‘đi Đà Lạt về sẽ… chia tay’
  • Đà Lạt bị viết chữ bậy: Cây, tượng đến quảng trường đâu đâu cũng bị ‘check in’
  • Có gì trong tô bánh ướt lòng gà Đà Lạt khiến ai cũng mê mẩn

Nguồn: Thanhnien.vn