Khám phá chùa Bái Đính – chốn linh thiêng nơi cố đô Ninh Bình

0
2
quần thể chùa bái đính

Chùa Bái Đính tường được ghi nhận là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Nơi đây có khung cảnh nước non hữu tình, yên bình khiến con người ta như được tĩnh tâm, thoải mái. Không gian chùa gợi cho ta về những gì nguyên sơ và an yên nhất trong tâm hồn. Hiếm có nơi nào, ncảnh quan hùng vĩ, mây vờn đỉnh núi hài hòa trong không gian tâm linh thanh tịnh. Chính bởi những điều đó, ngôi chùa thu hút đông đảo du khách gần xa tới tham quan.

quần thể chùa bái đính

Ảnh: sưu tầm

Giới thiệu đôi nét về chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính nằm trên núi Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình). Ngôi chùa cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc, và cách thành phố Ninh Bình 12km. Khuôn viên chùa có diện tích rộng 539 ha, bao gồm 80ha khu chùa Bái Đính mới, 27 ha khu chùa Bái Đính cổ. 

dãy hành lang la hán

Ảnh: sưu tầm

Có thể nói, Chùa Bái Đính là ngôi chùa của rất nhiều kỷ lục nổi bật. Chùa đã trải qua hơn 1000 năm lịch sử từ những ngày các vua nhà Lý chọn Hoa Lư làm kinh đô. Sau khi được tu tạo, nâng cấp, đến nay, ngôi chùa đã vinh dự trở thành quần thể chùa lớn nhất Việt Nam. Ngoài diện tích rộng rãi, chùa cũng sở hữu nhiều kỷ lục khác như:

  • Bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất châu Á cao 10m, nặng 100 tấn.
  • Chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam nặng 36 tấn
  • Dãy hành lang La Hán dài nhất châu Á
  • Ngôi chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam
  • Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam.

Những địa điểm tham quan ở chùa Bái Đính

Không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, tới thăm chùa Bái Đính, du khách có cơ hộ được ngắm nhìn rất nhiều điểm tham quan, khu di tích quan trọng. Nơi đây mang giá trị đậm nét về văn hóa, thẩm mỹ và tôn giáo của nước Việt.

Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam

Nhìn từ trên cao sẽ thấy lan can bằng đá tạo thành vòng lớn đó là Giếng Ngọc. Giếng Ngọc được bao phủ xung quanh bởi không gian xanh mát dễ chịu. Màu xanh của cây cối cùng màu xanh ngọc bích đặc biệt từ nước hòa hòa quyện vào nhau. Tương truyền rằng, thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy n­ước trong giếng để sắc thuốc chữa bệnh. Nước giếng đã giúp trị khỏi bệnh cho nhân dân và Vua Lý Thần Tông.

giếng ngọc ninh bình

Ảnh: sưu tầm

Giếng xây theo hình mặt nguyệt, có đường kính 30m, độ sâu của n­ước là 6m và không bao giờ cạn nước. Nơi đây đã vinh dự được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục vào năm 2007.

Hang Sáng – Động Tối

Khi đi đến cổng Tam Quan, nhìn bên cạnh dốc, ta sẽ thấy một ngã ba dẫn đến Hang Sáng Động Tối. Hang Sáng có độ sâu khoảng 25m, cao khoảng 2m và rộng khoảng 15m. Đây là nơi thờ Phật và các vị Thần. Vào đến cuối hang bạn sẽ nhìn thấy đền thờ thần Cao Sơn.

hang sáng tối ninh bình

Ảnh: sưu tầm

Động tối có hệ thống đèn lung linh, huyền ảo. Các bậc thang được trang trí hình ảnh rồng uốn lượn, chính giữa có giếng nước tác dụng làm mát. Trong động tối có tượng thờ Mẫu, các ngách đá là hình ảnh các vị tiên.

Đền Thánh Nguyễn

Từ ngã ba hướng về phía cổng tam quan, đi vào sẽ đến được đền Thánh Nguyễn. Đền thuộc quần thể của Bái Đính, Tràng An, Ninh Bình. Trong đền đặt bàn thờ thiền sư Nguyễn Minh Không.

Đền Thánh Nguyễn được xây dựng vào năm 1121, trên nền chùa Viên Quang. Kiến trúc ngôi đền xây dựng theo lối “nội công ngoại quốc” với hai lối vào Đông Tây chính. Hàng năm, lễ hội Đền Thánh Nguyễn được tổ chức từ ngày 8 đến 10 tháng 3 Âm lịch. Đặc biệt, trong lễ hội có lễ rước nước từ sông Hoàng Long, lễ tế lục khúc, nam quan, nữ quan, …

Chuông đồng chùa Bái Đính

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam được trang trí nhiều hình rồng nổi đẹp mắt, chạm khắc nhiều cổ tự chữ Hán. Chiếc chuông được đúc hoàn toàn bằng đồng đỏ sản xuất trong nước, dùng trong việc kinh kệ và thờ phụng. Chuông có đường kính 3,5m, cao 5,5m và khối lượng lên đến 36 tấn. 

chuông đồng chùa bái đính

Ảnh: sưu tầm

Khu chùa Bái Đính có hai khu vực chính: khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới. Trong đó, chùa Bái Đính cổ cách khu vực điện Tam Thế 800m về hướng Nam. Gần chùa có khu rừng yên tĩnh và có nhà tiền đường nằm ngay chính giữa. Chùa Bái Đính mới có cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, điện Tam Thế.

Đi lễ chùa Bái Đính vào thời điểm nào trong năm?

lễ hội chùa bái đính

Ảnh: sưu tầm

Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, chùa Bái Đính rộn ràng lễ hội. Đồng thời, tại thời điểm này, tiết trời mát mẻ, trong lành. Du khách có thể đến lễ chùa thưởng ngoạn không khí đầu xuân năm mới. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội tham dự các nghi lễ diễn ra tại chùa như: lễ tế thần Cao Sơn, chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn, nghi thức dâng hương Đức Phật,…Phần hội sẽ thưởng thức hát chèo, chơi các trò chơi dân gian,…

Ngoài mùa lễ hội, tất cả các thời điểm trong năm bạn đều có thể đến chùa Bái Đính để thành tâm lễ phật hay tham quan trải nghiệm. Ngoài chùa Bái Đính, du khách có thể ghé thăm quần thể du lịch Tràng An- Ninh Bình, nơi cố đô lịch sử.

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một công trình kiến trúc đồ sộ được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Đến chùa và hòa mình vào không gian Phật giáo nắm giữ nhiều kỷ lục bậc nhất châu Á chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị trong những chuyến đi của cuộc đời bạn. Camnangdulich.vn có cung cấp dịch vụ đặt phòng, tour du lịch trọn gói siêu hấp dẫn. Tải App Camnangdulich.vn để khám phá thật nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé

Nguồn: News.zing.vn