[kdn-video]
VTV.vn – Ngày nay, vẫn có những người đang phải mạo hiểm mạng sống của mình để mưu sinh.
Nghề khai thác lưu huỳnh ở Indonesia
Những người này làm việc trong một mỏ núi lửa đang hoạt động. Mỗi lần đi khai thác, trung bình mỗi người phải mang 70kg đá lưu huỳnh đi 2,4 km từ miệng núi lửa xuống chân núi. Dưới chân núi có đặt một trạm cân, nơi trực tiếp thu mua lưu huỳnh từ những người khai thác này.
Công việc rất vất cả nhưng họ chỉ được trả khoảng 2.000 VND cho mỗi kg lưu huỳnh. Tiền công thấp đòi hỏi những người khai thác ở đây phải chở hai bao tải mỗi lần đi.
Không chỉ nặng nhọc, trong quá trình khai thác trong miệng núi lửa, họ phải ngậm thật chặt một miếng vải để tránh ăn phải lưu huỳnh đioxit hoặc hydro sunfua (những chất độc được biết có thể gây chết người).
Một người đàn ông đang tách các tảng lưu huỳnh trên miệng núi lửa
Khai thác đá quý ở dãy Karakorum của Pakistan.
Đây là mỏ đá quý nằm ở độ cao lên tới 4.900m so với mặt nước biển, những người khác thác buộc phải leo trên các vách đá để đến vị trí mỏ. Mùa khai thác ở đây chỉ kéo dài 3 tháng nhưng tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm như hiện tượng lở tuyết, đóng băng, thiếu nước và lương thực…
Ngoài ra, nhiều thợ mỏ làm việc dưới lòng đất còn phải đổi diện với nguy cơ có thể sập mỏ bất kỳ lúc nào.
Công việc dưới mỏ bạc của Cerro Rico ở Bolivia
Mỏ bạc này được đánh giá là khu mỏ nguy hiểm nhất thế giới. Từ năm 1545 đến nay, khu mỏ này đã cướp đi sinh mạng của hơn 8 triệu người. Đến tận ngày nay, trung bình có khoảng 3 đến 5 người chết do khai thác mỏ mỗi tháng.
Một người từng làm việc tại mỏ bạc Cerro Rico cho biết: “Hầu hết mọi người ở đó đều mất đi thành viên gia đình của mình vì khai thác bạc”.
Thợ lặn cát ở Cameroon
Đây là một công việc hết sức tàn bạo và nguy hiểm. Người khai thác sẽ bắt đầu lặn ở ven sông khi thủy triều xuống để lấy được 1,7 tấn cát trong khoảng 3 giờ. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nguy cơ đuối nước, nuốt phải cát, bị rắn độc cắn… thậm chí, có thể họ sẽ va phải thân tàu khi ngoi lên từ dưới nước.
Nguồn: Vtv.vn