Biến đổi khí hậu không còn ở xa, mà đã hiển hiện ngay trong những đợt hạn hán, lũ lụt kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của con người trên khắp thế giới.
Grossglockner, Áo: Biển báo này cho thấy sông băng lớn nhất Áo đang thu hẹp nhanh đến mức nào. Chỉ trong vòng hai thế kỷ, chiều dài sông đã giảm xuống 3 km. Các sông băng trên khắp châu Âu bắt đầu tan nhanh từ những năm 1980.
Lodwar, Kenya: Xác con lừa – nạn nhân của hạn hán – là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng thức ăn và nước uống của tộc Kurtana. Hơn 23 triệu người ở Đông Phi đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước và thực phẩm trầm trọng do biến đổi khí hậu.
Đảo Funafuti, Tuvalu: Mực nước biển tăng cao đe dọa cuộc sống của 10.000 người dân trên đảo Funafuti. Quốc đảo này có thể sẽ là nước đầu tiên biến mất dưới lòng biển do biến đổi khí hậu.
Kangerlussuaq, Greenland: Các tảng băng này nằm lại sau khi một trận lụt tràn qua phía đông thị trấn Kangerlussuaq.
Wilcannia, Australia: Nhiều con chuột túi và đà điểu sa mạc đã chết trong cơn hạn hán ở vùng trung tâm Australia.
San Marcos Tlacoyalco, Mexico: Thung lũng Tehuacan từ lâu đã phải chịu đựng tình trạng khan hiếm nước. Hạn hán, biến đổi khí hậu và công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước ngầm dự trữ hiếm hoi ở đây.
Công viên quốc gia Los Glaciares, Argentina: Một tảng băng lớn rơi xuống từ vách sông băng Perito Moreno.
Wrightwood, California, Mỹ: Một lượng lớn nhà cửa đã bị thiêu rụi. Hơn 80.000 người đã phải di tản do cháy rừng lan rộng mất kiểm soát.
Khu bảo tồn quốc gia Lake Mead, Nevada, Mỹ: Hạn hán kéo dài bảy năm và nhu cầu dùng nước tăng cao do tăng trưởng dân số ở vùng Tây Nam đã khiến mực nước hồ Mead – nguồn cung cấp nước cho Las Vegas, Arizona, Nam California – giảm xuống 30 m so với mực nước thấp nhất đo được từ thập niên 1960.
Tripa, Indonesia: Người dân đốt rừng nguyên sinh để lấy đất trồng cọ ở tỉnh Aceh. Dầu cọ được dùng cho nhiều sản phẩm, từ kẹo chocolate tới ngũ cốc ăn sáng và dầu gội đầu.
Kayobry, Haiti: Bà Erlande Toussaint, 63 tuổi, ngồi ngoài ngôi nhà bị bão Gustav phá hủy.
Rạn san hô Great Barrier, Australia: San hô ở Great Barrier bị tẩy trắng do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
Catcliffe, Anh: Làng Catcliffe là một trong những nơi bị ngập lụt sau những cơn mưa lớn (lên tới hơn 100 mm trong 24 giờ).
Boulder, Nevada, Mỹ: Vệt màu trắng quanh hồ Mead cho thấy lượng nước tiếp tục giảm xuống gần thành phố Boulder.
Bangkok, Thái Lan: Người dân địa phương di chuyển trong nước lụt ngập tới ngang ngực ở làng Amornchai, ngoại ô Bangkok.
Wivanhoe, Australia: Mặt đất nứt nẻ là hậu quả của mực nước xuống thấp ở đập Wivenhoe – nguồn nước chính của vùng Brisbane.
Sông băng Greenland: Các sông băng của Greenland đang tan với tốc độ kỷ lục, nhanh hơn so với dự đoán. Nước băng tạo thành các hồ nước màu xanh biếc trên bề mặt, hấp thụ ánh sáng mặt trời và càng đẩy nhanh quá trình tan băng.
Manitoba, Canada: Một cơn lốc xoáy khổng lồ xuất hiện ở vùng Manitoba. Mùa bão của Canada đến sớm và dữ dội hơn nhiều do hiệu ứng nóng lên toàn cầu.