Hành trình từ ‘đệ nhất danh trà’ thành điểm đến độc lạ của Thái Nguyên

0
9

Nhắc đến du lịch Thái Nguyên là nhắc đến những đồi chè xanh mướt mải, là an toàn khu Định Hóa, hồ núi Cốc 4 mùa xanh trong… Nhưng bấy nhiêu đó đã đủ để du lịch nơi đây cất cánh?


Nhắc đến du lịch Thái Nguyên là nhắc đến những đồi chè xanh mướt mải, là an toàn khu Định Hóa, hồ núi Cốc 4 mùa xanh trong… Nhưng bấy nhiêu đó đã đủ để du lịch nơi đây cất cánh?

Có người ví du lịch Thái Nguyên như một sơn nữ xinh đẹp vừa thức dậy, chưa hết ngái ngủ nhưng lại mang một vẻ đẹp hồn hoang miền sơn dã. Và để cô sơn nữ ấy hóa thành nàng tiên kiều diễm, Thái Nguyên đang có những bước đi đầy vững chắc.

Hanh trinh tu 'de nhat danh tra' thanh diem den doc la cua Thai Nguyen hinh anh 1

Nhấp một ngụm trà xanh, các cụ cao niên xóm Hồng Thái, huyện Tân Cương kể lại câu chuyện về một đôi trai gái tha thiết yêu nhau nhưng bị ngăn trở. Sau nhiều lần cùng nhau bỏ trốn mà không thành, cô gái bị cha mẹ nhốt trong lầu son gác tía. Chàng trai nghèo ngày ngày thổi sáo chờ người yêu đến héo hon mà chết. Bồ Tát hóa chàng thành ngọn núi Cốc sừng sững giữa trời để minh chứng tình yêu dành cho cô gái.

Về phần mình, cô gái cũng thương nhớ người yêu, ngày đêm than khóc đến thân thể cũng tan ra thành nước. Bồ Tát hiển linh, hóa nước mắt nàng thành dòng sông Công chảy quanh núi Cốc, để đôi trai gái đời đời được ở bên nhau.

Tương truyền khi dòng sông chảy đến chân núi Cốc đã sinh ra một loài cây xanh lá quanh năm. Nước mắt nàng Công thấm vào rễ nên lá cây có vị vừa chát, vừa ngọt sâu lưu luyến mãi nơi cổ họng. Cây chè vùng Tân Cương, Thái Nguyên đã ra đời như thế. Đó là thức uống nhấp một ngụm mà nhớ suốt đời, khiến giới sành trà phải tôn xưng “đệ nhất danh trà”.

Sự tích của đất trà qua lời kể dân gian huyền hoặc là vậy. Còn theo sử sách từ thời Trần, đất Thái Nguyên là vùng trồng chè ngon lâu đời để dâng lên vua chúa. Từ bấy đến nay, chính chất đất, tình người và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đã làm nên bản sắc chè của những vùng Tân Cương, Trại Cài, Đồng Hỷ, La Bằng, Điềm Mặc, Phúc Thuận… Mỗi nơi một vẻ đã tạo ra sự phong phú muôn vị độc đáo của trà Thái Nguyên.

Tận dụng bản sắc riêng này, Thái Nguyên đã phát triển không chỉ thành “vựa chè” nổi tiếng nhất nhì cả nước, mà còn tổ chức nhiều loại hình du lịch sinh thái – trải nghiệm để cây chè quê hương ngày càng có giá trị hơn.

Đồi chènối nhauxanh mướt mắt chính là một trong những điểm nhấn của du lịch Thái Nguyên. Không ít du khách trong và ngoài nước tìm về đây để được đeo sọt đi trên những ngọn đồi tròn trịa hình bát úp, ngắm nhìn từng luống chè từ thẳng thớm tới uốn lượn quanh sườn đồi, rồi hớn hởn thu hoạch những búp chè xanh mướt, mang về ngồi bên bếp trải nghiệm các công đoạn vò, xao, tẩm mà nếu chỉ nhìn thôi sẽ không hiểu hết được độ công phu.

Hanh trinh tu 'de nhat danh tra' thanh diem den doc la cua Thai Nguyen hinh anh 2

Có một điều lý thú là hầu hết vùng chè của Thái Nguyên đều gắn liền với các di tích lịch sử – văn hoá, như vùng chè Tân Cương gắn với sự kiện năm xưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên kế hoạch giải phóng thị xã Thái Nguyên; vùng chè La Bằng là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Thái Nguyên; vùng chè Vô Tranh có dấu tích địa điểm an táng nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến…

Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Nguyên, hiện tỉnh có 810 di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá, trong đó có 510 điểm di tích lịch sử; 233 điểm di tích tín ngưỡng; 39 di tích danh thắng; 12 di tích khảo cổ học; 16 di tích kiến trúc nghệ thuật. Các di tích này chính là nguồn tài nguyên phong phú, tạo đà cho ngành du lịch tỉnh phát triển. Năm 2018, du lịch đã đóng góp vào ngân sách địa phương này hơn 400 tỷ đồng.

Hanh trinh tu 'de nhat danh tra' thanh diem den doc la cua Thai Nguyen hinh anh 3

Cũng từ các vùng chè này, du khách dễ dàng đến với các điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như hồ Núi Cốc (Đại Từ); hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà (Võ Nhai); hồ Ghềnh Chè (Sông Công)…

Những năm gần đây, các bạn trẻ mê khám phá còn truyền tai nhau một địa điểm du lịch sinh thái thú vị tại Thái Nguyên, đó là suối Cửa Tử (xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ). Cửa Tử thu hút rất nhiều bạn trẻ đến quanh năm, với các hoạt động lội suối, chinh phục thác, bơi lội phổ biến trong mùa hè. Vào mùa đông, Cửa Tử cũng có một biển mây đang vẫy gọi các bạn thích trekking.

Hanh trinh tu 'de nhat danh tra' thanh diem den doc la cua Thai Nguyen hinh anh 4

Năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu đón khoảng 3,6 triệu khách, trong đó khách quốc tế đạt 150.000 lượt; khách có lưu trú đạt 1,8 triệu lượt; tổng doanh thu của các doanh nghiệp du lịch đạt 460 tỷ đồng. Sang giai đoạn 2021- 2030, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng du lịch bình quân 10%/năm, đóng góp 6% GRDP, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo thế kiềng 3 chân cùng với công nghiệp và đô thị.

Hanh trinh tu 'de nhat danh tra' thanh diem den doc la cua Thai Nguyen hinh anh 5Để đạt được mục tiêu đầy thách thức này, chính quyền Thái Nguyên đã ban hành nhiều chính sách về du lịch, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch phát triển hiệu quả.

Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã thu hút khoảng 20.000 tỷ đồng đầu tư vào du lịch, bao gồm cả du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch về nguồn và du lịch trải nghiệm vùng chè – văn hóa trà Tân Cương. Nhiều điểm đến mới đã được xây dựng, nổi bật phải kể đến Không gian văn hóa chè.

Từ thành phố Thái Nguyên đi hồ Núi Cốc, du khách sẽ đi qua vùng chè Tân Cương nổi tiếng. Tại km10 của lộ trình, trong màu xanh ngút ngàn của những đồi chè, Không gian văn hóa chè hiện lên như một nét chấm phá tinh tế.

Trên diện tích gần 27.000 m2, công trình này được đầu tư như một bảo tàng thu nhỏ với hơn 500 tài liệu, hiện vật, câu chuyện văn hóa sinh động. Đây cũng là nơi thết đãi du khách đặc sản xứ “đệ nhất danh trà”, gói ghém trọn vẹn những câu chuyện về truyền thống nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè Thái Nguyên.

Tuy ra đời chưa lâu, Không gian văn hóa chè Thái Nguyên đã tiếp đón hàng nghìn đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tạo thành điểm nhấn độc đáo của du lịch thành phố này.

Du lịch Thái Nguyên rất phong phú với nhiều địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh, hang động. Tuy nhiên, tiềm năng sẽ mãi vẫn chỉ ở dạng tiềm ẩn nếu chính quyền và doanh nghiệp không có những giải pháp để khai phá viên ngọc thô này.

Có một thực tế là không ít điểm đến du lịch, dù được thiên nhiên ưu đãi không nhiều nhưng vẫn thu hút hàng triệu du khách ghé thăm nhờ các công trình nhân tạo mang tính biểu tượng.

Với Thái Nguyên, một không gian văn hóa chè là chưa đủ. Tỉnh còn cần nhiều hơn nữa các công trình văn hóa – du lịch vừa gắn với bản sắc địa phương, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại của du khách.

Trong bối cảnh ấy, sự hiện diện của các công trình quy mô lớn như khu đô thị Danko City là một điểm sáng. Không chỉ mang lại diện mạo mới cho Thái Nguyên, “thành phố thu nhỏ” này còn hứa hẹn trở thành điểm đến du lịch mới nhờ loạt tiện ích độc đáo.

Quảng trường ánh sáng The Light nối từ cổng chào tráng lệ 5.000 m2, hay quảng trường Victoria rộng 35.000 m2 – thuộc hàng lớn nhất miền Bắc – sẽ trở thành biểu tượng mới “phải đến check-in” của thành phố.

Trong khi đó, sân khấu nhạc nước The Harmony sẽ mang đến những màn trình diễn ánh sáng, âm nhạc và vũ điệu của nước mãn nhãn khách tham quan. Nếu yêu thích sự riêng tư, du khách sẽ hài lòng với bữa tối lãng mạn trên du thuyền Monaco dạo quanh hồ Mắt Rồng…

Ngoài ra, các tiện ích sinh hoạt như shophouse, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… sẽ bổ sung thêm nhiều mảng màu sôi động vào cuộc sống của người dân địa phương, cũng như danh sách “những điểm phải đến” của du khách khi tới Thái Nguyên. Để nhắc về vùng đất phương Bắc này, người ta không chỉ nhớ tới “đệ nhất danh trà”, tới an toàn khu ATK… mà còn là những điểm đến mới mẻ, hiện đại và bắt nhịp xu thế du lịch chung.

Nguồn: News.zing.vn