Gió thổi tạt máy bay hơn 300 tấn

0
11
Gio thoi tat may bay hon 300 tan hinh anh 1

Tại sân bay Schiphol của Amsterdam, Hà Lan, gió cạnh dữ dội khiến một chiếc máy bay chao đảo khi xuống đường băng.

Video gió thổi tạt máy bay hơn 300 tấn Tại sân bay Schiphol của Amsterdam, Hà Lan, gió cạnh dữ dội khiến một chiếc máy bay chao đảo khi xuống đường băng. Phi công đã kịp thời xử lý tình huống và hạ cánh an toàn.

Đoạn băng quay hôm 13/4 ở sân bay Schiphol khiến người xem không khỏi thót tim khi chiếc KLM 747 chao đảo và mất độ cao đột ngột lúc hạ cánh do gió quá mạnh.

Tuy nhiên, các phi công đã nhanh chóng xử lý tình huống. Họ cũng đã được đào tạo bài bản cách đối phó với gió cạnh. Khi hạ cánh, họ đưa máy bay vào theo chiều ngang để mũi máy bay thẳng hàng với đường băng. Đây là một kỹ thuật có tên hạ cánh “kiểu cua”.

Gio thoi tat may bay hon 300 tan hinh anh 1
Gió mạnh khiến máy bay chao đảo khi hạ cánh. Ảnh: Daily Mail.

 

Theo Steven Draper, đại diện Hiệp hội phi công hàng không Anh và cũng là một cựu phi công, hạ cánh kiểu cua được sử dụng khi gió cạnh hay nhiễu loạn không khí mạnh, vượt quá khả năng kiểm soát của hệ thống lái tự động. Ông cho biết: “Phi công cần tỉnh táo và không mệt mỏi khi hạ cánh”.

Dai Whittingham, Giám đốc điều hành của Ủy ban An toàn hàng không Anh, cho biết gió cạnh nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng tình huống này diễn ra hàng ngày. Ông nhận định: “Bản thân gió mạnh không nguy hiểm, nhưng có thể bất tiện, nhất là khi hướng gió thổi ngang đường băng”.

Ông Whittingham cho biết tất cả phi công đều được đào tạo để hạ cánh trong điều kiện gió ngang mạnh, và thực hành với giới hạn máy bay trên máy mô phỏng. Bất cứ máy bay chở khách mới nào cũng có giới hạn gió mạnh. Giới hạn này được phi công lái thử thực hiện trong quá trình kiểm định.

Nếu gió vượt quá giới hạn, phi công phải đưa máy bay tới một sân bay khác có gió nằm trong quy định (nghĩa là gió cạnh trên đường băng yếu hơn). Trên thực tế, gió ít khi thổi song song với đường băng. Do đó, gió cạnh luôn là một yếu tố cần cân nhắc, chỉ khác ở mức độ.

Whittingham cũng nhận định công chúng thường hiểu lầm về việc hạ cánh trong gió mạnh là do nhiễu loạn không khí, khi các đợt hạ cánh luôn xóc. Bên cạnh đó, hành khách không có tầm nhìn về phía trước như phi công, khiến cảm giác chao đảo càng trở nên khó chịu hơn.

Ông kết luận: “Trước mỗi lần hạ cánh, phi công được thông báo để hiểu loại hạ cánh, và các điều kiện đặc biệt cần xem xét. Gió cạnh mạnh (hay gió mạnh nói chung) chắc chắn được thông báo. Cả hai phi công sẽ giám sát tình huống để đảm bảo hạ cánh khi gió không vượt quá giới hạn. Họ sẵn sàng cho khả năng không hạ cánh. Phi công cũng tự nhắc lại kỹ thuật hạ cánh đúng và quyết định cần thêm các biện pháp đảm bảo an toàn nào cho tốc độ hạ cánh mục tiêu”.

Nguồn: News.zing.vn