Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ kinh nghiệm khi đi rừng, đảo

0
8
Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ kinh nghiệm khi đi rừng, đảo

Dưới đây là những kinh nghiệm ứng dụng khi bạn phải đi rừng, đảo, di cư… do Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ.

 

1. An toàn trên đường đi chuyển

Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ kinh nghiệm khi đi rừng, đảo

Trên đường đi chúng ta phải băng qua rừng núi, sông suối, đồng bằng và biển đảo…

– Nếu mỏi chân, bạn hãy lấy củ cải trắng cắt lát khoanh tròn để lót vào đế dày, đế dép. Điều này giúp bạn giảm tối đa việc mỏi chân chùn gối khi di chuyển.

– Khi mệt hãy nuốt nước bọt thường xuyên để giữ sức và chống đói khát.

– Nếu hạ lán ngủ ở rừng, bạn lưu ý hướng gió, mùa hè thì cửa trại sẽ mở ở hướng gió. Mùa đông thì cửa trại phải khuất hướng gió. Tối ngủ đầu quay vào hướng núi chân đạp ra ngoài để thuận trường khí tránh gặp “phong hàn thử thấp táo hoả” dễ mắc bệnh.

– Nếu hạ lán ngủ ở ven biển. Bạn nên ngủ quay đầu ra biển, chân đạp vào trong để không bị gió biển tạt vào mặt phòng tránh viêm họng và khô mũi.

– Nếu bạn ngủ ở ven sông, hoặc đồng bằng thì đầu luôn quay về hướng có gió, phòng tránh cảm mạo.

– Không được nằm trực tiếp trên bãi cỏ vào ban đêm, hoặc sáng sớm bởi sẽ dễ mắc phải nọc độc của côn trùng, dễ mắc bệnh thương hàn.

– Nếu bạn di chuyển từ vùng nóng sang vùng lạnh thì trên đường đi bạn ăn các đồ có vị ngọt nhiều hơn, như ngũ cốc, trái cây, ngoài ra bạn cũng có thể ăn tăng đồ cay, để bổ tỳ, bổ phế sẽ chịu được lạnh.

– Nếu bạn đi chuyển từ vùng lạnh sang vùng nóng thì bạn nên ăn các loại lá cây, hoa quả có vị chua nhiều hơn, sẽ giải độc mát gan và chịu nóng tốt hơn.

2. Cư ngụ nơi hoang dã

Tuỳ theo địa thế ở mỗi khu vực, tuỳ theo khí hậu nóng hay lạnh để bạn quyết định nơi cư ngụ cho mình.

Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh chia sẻ kinh nghiệm khi đi rừng, đảo
Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh

– Nếu ở đảo, bạn có thể chọn những hang động làm nơi trú ẩn. Bắt tôm cua cá, bắt chim, thú làm thức ăn. Nếu không có nước ngọt bạn có thể kiếm đất nặn thành nồi, lấy nước biển đun sôi để hứng hơi nước lấy nước ngọt. Lửa thì bạn có thể tự tạo ra từ đá. Đốt khói để báo hiệu cứu hộ khi cần.

– Nếu ở trên rừng có muỗi vắt. Bạn phải chặt cây làm thành võng nằm lơ lửng trên cao, ở phía dưới bạn luôn luôn duy trì than củi để xua đuổi muỗi vắt và côn trùng.

3. Phòng chống thiên tai

– Khi có động đất bạn cần chạy ra nơi thoáng nhất không có nhà cửa, cây cối, tảng đá… và nằm xuống dang chân tay ra.

– Khi có sóng thần nếu không có điểm cao để chạy thì bạn cần tìm cây gỗ khô, nếu có đoạn dây thì tốt để đề phòng nước ngập sẽ giúp bạn thoát nạn nhanh chóng.

– Nước lũ: Nếu ở gần núi dễ có lũ ống, lũ quét và sạt lở, bạn nên tránh xa những dòng suối, chân đồi. Nếu ở đồng bằng thì bạn chuẩn bị áo đi mưa, xoong nồi, chậu, và những cây gỗ khô để bám vào khi cần thiết. Chỉ cần có một chiếc túi ni lông hoặc miếng áo mưa buộc túm lại thì bạn sẽ không bị chết đuối.

– Bão: Trời có bão lốc thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh cây cối, cột điện, mái nhà. Không tạm trú ở những nơi không an toàn.

4. Phòng chống dịch bệnh

Khi có dịch bệnh lây lan thì ngay lập tức tách ra khỏi cộng đồng, tránh tụ tập đông người. Lấy nước lá cây đun tắm và xông hàng ngày, uống nước đun sôi, súc miệng nước muối, rửa tay chân mặt mũi nhiều lần. Ăn đồ chín, không ăn đồ tươi sống. Uống thuốc cẩn thận…

Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh

Nguồn: Vietnamnet.vn