Du lịch phục hồi thời COVID-19: Nói không với tình trạng “chộp giật”

0
19
Du lịch phục hồi thời COVID-19: Nói không với tình trạng “chộp giật”  - Ảnh 1.

[kdn-video]

VTV.vn – Ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã nêu ra chiến lược tổng thể để phục hồi thị trường du lịch nội địa đồng thời đưa ra lưu ý tới các DN du lịch.

Ông có thể cho biết, Việt Nam cần chiến lược tổng thể gì để dần phục hồi thị trường du lịch nội địa?

Trước hết, chúng ta cần ban hành tiêu chí về du lịch an toàn trong cả nước đối với các loại hình khác nhau từ các công ty du lịch, khách sạn, các điểm tham quan, vui chơi giải trí; đối với khách du lịch cũng như người cung ứng dịch vụ du lịch.

Du lịch phục hồi thời COVID-19: Nói không với tình trạng “chộp giật”  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Ảnh: Báo Tổ quốc

Trong giai đoạn đầu tiên, chúng ta cần hướng tới những người đi du lịch kết hợp với công vụ, kết hợp giải quyết công việc và những nhóm khách du lịch nhỏ có điều kiện, khả năng chi trả cao, khoảng cách và cự ly đi du lịch ngắn.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam đang có tỷ trọng lớn về nguồn khách nội địa với khoảng 82,5% tổng lượt khách trong năm 2019. Đây được xem là những yếu tố có lợi cho Việt Nam bởi sau đại dịch, khách nội địa có thể là nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại.

Trong thời gian tới, chúng tôi có đề xuất với Chính phủ để có những chương trình kích thích tiêu dùng, trong đó có dịch vụ kích thích tiêu dùng trong lĩnh vực du lịch. Đối với ngành du lịch, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn chương trình để phát động đó là “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Vậy làm thế nào để người dân Việt Nam hứng thú đi du lịch trong nước và chúng ta sẽ phải cải thiện những vấn đề gì, đặc biệt là những vấn đề bị coi là “hạt sạn” của du lịch Việt Nam, thưa ông?

Chúng tôi cho rằng, trước hết phải có những sản phẩm dịch vụ phù hợp với đoạn thị trường của khách du lịch nội địa. Chúng ta cần phải có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu của từng phân đoạn đó, trên cơ sở đó tạo nên những sản phẩm dịch vụ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu.

Du lịch phục hồi thời COVID-19: Nói không với tình trạng “chộp giật”  - Ảnh 3.

Phú Quốc và hàng loạt điểm đến trong nước khác sẽ hút khách du lịch nội địa giai đoạn này.

Thứ hai, đó là yếu tố giá cả. Thứ ba đó là, người dân sẽ lựa chọn du lịch nội địa khi tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong nước đã tốt.

Thứ tư là ý thức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thể hiện thái độ thân thiện và tính chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ du lịch, tránh tình trạng “chộp giật” cũng như các yếu tố tiêu cực khác ảnh hưởng đến quá trình cung ứng dịch vụ cho khách du lịch.

Tổng cục Du lịch ước tính thiệt hại du lịch Việt Nam do dịch Covid-19, riêng trong các tháng 2, 3 và 4 sẽ vào khoảng 5,9-7 tỷ USD. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp du lịch lữ hành giảm rất mạnh, doanh thu ngành hàng dịch vụ ăn uống và lưu trú lần lượt giảm 9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống quý 1/2020 tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, các chuyên gia kinh tế dự tính, tại Hà Nội và TP.HCM, 80-90% số doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa có thể đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Ông có kiến nghị gì với chính sách hiện tại dù rằng Chính phủ đã rất quan tâm đến ngành du lịch, thưa ông?

Chúng ta đã có những chính sách hỗ trợ về miễn giảm tiền thuê đất; miễn giảm, giãn các khoản nợ cùng chính sách cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với lĩnh vực du lịch. Chúng tôi mong các chính sách đã được ban hành này sớm được đưa vào áp dụng thực tế để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Thưa ông, Tổng cục Du lịch sẽ có những cách thức như thế nào để liên kết trung ương với địa phương; giữa các doanh nghiệp vận chuyển, lưu trú, điểm đến, nhà hàng, khách sạn…?

Chúng tôi đã bàn thảo cụ thể với tất cả đơn vị cung ứng trong ngành như lữ hành, khách sạn, các điểm tham quan vui chơi giải trí, đặc biệt là hàng không để cùng ngồi lại để làm sao có những liên kết thật sự chặt chẽ và đề xuất ra gói sản phẩm với mức giá hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất để phục vụ cho du khách. Trước đây, đối tượng khách hướng tới là du khách quốc tế nhưng hiện tại sẽ dành ưu đãi đó cho khách du lịch nội địa.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ về chiến lược tổng thể để dần phục hồi thị trường du lịch nội địa.

Nguồn: Vtv.vn