Du lịch Ai Cập trượt dốc sau thảm họa máy bay

0
16
Du lich Ai Cap truot doc sau tham hoa may bay hinh anh 1 Người dân và du khách đứng nhìn cột khói bốc lên

Ai Cập đã chi hàng triệu USD để quảng bá hình ảnh kim tự tháp và các khu nghỉ dưỡng cạnh bãi biển trên xe bus ở Anh, hay biển hiệu ở New York để thúc đẩy ngành du lịch đang ảm đạm.

 

Du khách quốc tế – vốn không mặn mà với Ai Cập sau cách mạng Arab Spring – vừa bắt đầu quay trở lại quốc gia này thì một máy bay chở các du khách Nga rơi xuống sa mạc vào ngày 31/10 sau khi cất cánh từ Sharm el-Sheikh, khiến toàn bộ hành khách thiệt mạng. Các chuyên gia cho biết suy đoán lực lượng Hồi giáo cực đoan (IS) đánh bom máy bay đã bị loại bỏ, nhưng sự việc này đã ảnh hưởng xấu tới du lịch của Ai Cập.

Nga đã ngừng các chuyến bay tới Ai Cập, trong khi các hãng hàng không Anh buộc phải hủy các chuyến bay tới Sharm el-Sheikh, trong lúc hai quốc gia đang tìm cách đưa hàng nghìn du khách mắc kẹt về nước. Pháp cũng đã ngừng các tuyến bay tới đây, Hà Lan và Đức lên tiếng cảnh báo công dân nước nhà. Theo ông Ahmed Hamdi, Phó chủ tịch Ủy ban quảng bá du lịch, Ai Cập đã hoãn chiến dịch quảng bá toàn cầu trong 3 năm, trị giá 68 triệu USD, do công ty J. Walter Thompson có trụ sở tại New York thực hiện, cũng như hủy các sự kiện khai mạc chiến dịch này.

Du lich Ai Cap truot doc sau tham hoa may bay hinh anh 1 Người dân và du khách đứng nhìn cột khói bốc lên
Người dân và du khách đứng nhìn khói bốc lên gần một tòa nhà chính phủ sau vụ nổ ở Sinai ngày 7/10/2013. Ảnh: Reuters.

Nadejda Popova, một chuyên gia phân tích du lịch của Euromonitor International, cho biết vụ máy bay rơi và các lời cảnh báo theo sau là “một biễn biến thảm họa” cho Ai Cập. Du khách sẽ chọn những địa điểm an toàn hơn như Dubai, Qatar, Abu Dhabi và Oman cho kỳ nghỉ đông.

Thảm họa máy bay Metrojet là một đòn giáng vào nỗ lực vực dậy hình ảnh và kinh tế Ai Cập của Thủ tướng Abdel- Fattah El-Sisi, vốn đã chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các bất ổn chính trị và các vụ bạo lực của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad. Giới chỉ trích cáo buộc ông đã truyền bá sự bất ổn với các cuộc tấn công liên tiếp vào lực lượng Hồi giáo đối lập khiến hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị tống giam.

Du lịch được xem là một trong những nhân tố chính để xoay chuyển tình thế. Theo dữ liệu của ngân hàng nhà nước, ngành công nghiệp không khói này đem lại 7,4 triệu ngoại tệ trong năm tài khóa kết thúc vào 30/6. Lượng khách không bằng con số 14 triệu của năm 2010, nhưng cũng đang dần phục hồi, đạt gần 10 triệu vào năm 2014. Tờ Al-Arabiya News và các đơn vị báo chí khác cho biết các doanh nghiệp hàng đầu Ai Cập đã đóng góp chi phí cho các chiến dịch quảng cáo thường niên.

Amani El- Torgoman, thuộc Tổng cục Du lịch Ai Cập, nhận định: “Mỗi lần chúng tôi thấy mọi thứ ổn định và dòng khách bắt đầu phục hồi, một vụ việc mới lại xảy ra. Các du khách vẫn chưa hủy tour, nhưng chúng tôi nghĩ lượng khách sẽ giảm xuống, ít nhất là cho tới khi tìm ra được nguyên nhân vụ rơi máy bay”.

Các vụ tấn công quân sự bùng nổ sau cuộc đảo chính vào năm 2013 chủ yếu diễn ra ở khu Sinai, nơi đặt trụ sở của IS Ai Cập – tổ chức tuyên bố đã hạ máy bay Nga.

Tuy nhiên, đây không phải vụ việc duy nhất có ảnh hưởng tiêu cực. Vào tháng 9/2015, lực lượng an ninh Ai Cập đã vô tình giết chết 7 người Mexico ở sa mạc phía Tây do nhầm nhóm du khách này với các chiến binh Hồi giáo. Tháng 6/2015, một vụ đánh bom tự sát đã diễn ra ở đền Karnak thuộc thành phố Luxor, miền Nam Ai Cập. Nhìn chung, Sharm el- Sheikh được đánh giá là an toàn.

Năm 2014, 3 triệu du khách Nga đã tới Ai Cập, chiếm tỷ lệ cao nhất trong lượng khách quốc tế. Tiếp đó, khách Anh đạt 1 triệu người. Năm ngoái, cứ 5 khách tới Sharm el-Sheikh thì có 1 khách là người Nga.

Bộ trưởng Bộ Du lịch Ai Cập, ông Hisham Zaazou, cho biết quyết định ngừng các chuyến bay khi cuộc điều tra vụ máy bay Metrojet chưa hoàn tất là không thỏa đáng. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Sameh Shoukry, cho rằng Anh đã vội vàng khi tuyên bố nghi ngờ rằng đây là một vụ đánh bom. Điều này sẽ là thảm họa cho hàng triệu người Ai Cập đang làm việc trong ngành du lịch.

Ở Hội chợ du lịch thế giới tại London, nơi Ai Cập định khai mạc chiến dịch quảng bá mới, ông Zaazou cho biết chính phủ vẫn đang đặt mục tiêu tới năm 2020 là 20 triệu du khách một năm. Ai Cập dự đoán sẽ đón 12 triệu lượt khách năm 2015, thu 10 triệu USD.

Trước đây, Ai Cập từng phục hồi sau khủng bố. Vụ thảm sát 58 du khách ở Luxor năm 1997 đánh dấu đỉnh điểm của cuộc nổi dậy của lực lượng Hồi giáo, nhưng lượng khách đã tăng trở lại chỉ trong vài tháng, ông Nagui Erian, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch, cho biết. Tuy nhiên, ông cũng nhận định lần này sẽ khác, bởi vụ việc xảy ra sau 5 năm xung đột. Những ai yêu thích khí hậu và các báu vật lịch sử của Ai Cập vẫn sẽ tới đây.

Những báu vật này lẽ ra sẽ là tâm điểm của chiến dịch quảng bá, cùng với 3 lăng mộ 3.300 năm tuổi lần đầu tiên được mở cửa ở Luxor vào ngày 5/11.

Trong số những người sẵn sàng cho Ai Cập một cơ hội có giáo viên người Anh, ông John Watson, người đã tới thăm bảo tàng ở Cairo. Ông Watson cho biết: “Trong 5 năm qua, năm nào tôi cũng đến đây cùng gia đình. Chúng tôi định tới Sharm nhưng đã hủy tour sau khi nghe tin, và đổi sang đi Luxor. Ai Cập vẫn là mơ ước thời thơ ấu của tôi”.

 

Nguồn: News.zing.vn