[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2019/1/30/3001chao-sang-15488100600231551108171-bd01d1548836614664.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″]
VTV.vn – Trước đây, đánh cồng chiêng trong các nghi lễ truyền thống thường do đàn ông thực hiện thì ở nhiều nơi, trẻ em gái cũng được các nghệ nhân truyền dạy cách đánh chiêng.
Đây cũng là điểm mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên.
Theo truyền thống từ xa xưa của dân tộc Ê đê, trẻ em nam không được sờ vào chiêng và không được cầm dùi đánh chiêng. Với các em nam đã là điều cấm kị, vậy nên các em nữ muốn tập đánh chiêng thì gần như không thể. Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm này cũng dần thay đổi.
Trước đây, đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, diễn tấu cồng chiêng là công việc của người đàn ông, còn phụ nữ múa theo nhịp. Tuy nhiên, đối với dân tộc Ê đê Bih, phụ nữ lại là người trực tiếp đánh chiêng.
Giờ đây, ước vọng có người kế thừa của các bà, các mẹ đã trở thành hiện thực khi ngày càng có thêm nhiều cô gái Ê đê biết diễn tấu cồng chiêng.
Tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên | Buôn làng rộn ràng cho ngày hội cồng chiêng | Câu lạc bộ thanh niên cồng chiêng Bana giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc |
Nguồn: Vtv.vn