Định vị tọa độ Nhà thờ Huế đậm chất Tây, sống ảo “sương sương” cũng có một rổ ảnh đẹp

0
29

Bên cạnh Đại Nội, chùa Thiên Mụ và trường Quốc học, “mặt trận sống ảo” xứ Huế còn sở hữu một tọa độ check-in đỉnh cao nữa dành cho team mê xê dịch. Đó là Nhà thờ Phủ Cam – công trình có lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo bậc nhất trên mảnh đất cố đô. Nếu bạn có dự định du lịch Huế trong thời gian tới mà chưa kịp tìm hiểu về địa điểm này thì hãy cùng chúng mình khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Định vị Nhà thờ Phủ Cam

Là một trong những công trình tôn giáo lâu đời và nổi tiếng nhất của xứ Huế, nhà thờ Phủ Cam hiện tọa lạc trên ngọn đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh. 4 thế kỷ trước, khu đất này vốn là nơi ở dành riêng cho con trai các vị chúa Đàng Trong. Sau đó, Phủ Cam lại tiếp tục được nhiều hoàng thân quốc thích triều Nguyễn ưu ái lựa chọn để xây phủ đệ. Điều này đã phần nào cho thấy địa thế đắt giá của khu vực này.

@acoztrk

@huenewsnet

@bifeng_bp

Năm 1963, trên nền móng cũ, Nhà thờ Phủ Cam được khởi công xây mới theo bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Tuy nhiên, do những biến cố chính trị, quá trình thi công đã liên tục bị trì hoãn. Và mãi đến năm 2000, sau gần 4 thập niên, công trình mới chính thức hoàn thành. Theo đó, Phủ Cam cũng lập kỷ lục là nhà thờ có thời gian xây dựng dài nhất ở nước ta.

Một góc trời Âu giữa thành Huế mộng mơ

Điểm nhấn nổi bật nhất trong kiến trúc của Nhà thờ Phủ Cam nằm ở sự phối hợp hài hòa giữa đường nét phương Tây với triết lý phong thủy phương Đông. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng đáng chú ý trong phong cách thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – cha đẻ của nhiều công trình nổi tiếng như Dinh Độc Lập, Viện Nguyên tử Đà Lạt…

@vilovely25

@adriananhtuan

@le.huyen_tct

Mặc dù được xây dựng bằng vật liệu đá thô, Nhà thờ Phủ Cam vẫn giữ trọn vẻ mềm mại, thanh thoát, vô cùng hài hòa với cảnh quan thơ mộng của xứ Huế. Tất cả là nhờ vào sự cân đối trong đường nét và tỷ lệ thiết kế. Với hai tháp chuông đối xứng cao vút, vươn thẳng lên nền trời, ngay từ ấn tượng đầu tiên, mặt tiền công trình sẽ khiến bạn liên tưởng tới hình ảnh một cuốn Kinh Thánh khổng lồ rộng mở. Trong khi đó, từ trên cao nhìn xuống, toàn bộ Nhà thờ lại mang dáng hình của một cây thánh giá, biểu tượng thiêng liêng, quen thuộc với người Công giáo. 

@trantrungh13u

Không gian bên trong Nhà thờ Phủ Cam có sức chứa khoảng 2500 người, được thiết kế với hàng loạt trụ đỡ hình parabol mang đậm hơi thở cổ điển. Tuy nhiên, khác với nhiều công trình mái vòm ở phương Tây, các dãy cửa sổ của Phủ Cam không sử dụng lớp kính với các mảng màu mosaic sặc sỡ. Bởi vậy, vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên có thể dễ dàng chiếu rọi và lan tỏa ngập tràn không gian.

@_lemm__

@__hatp__

@trieuchien

Nếu có dịp du lịch Huế và đến Nhà thờ Phủ Cam, ngoài mặt tiền cùng không gian cầu nguyện, bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội check-in với những bức tường đá bao quanh. Tuy giản đơn về cả đường nét lẫn màu sắc nhưng đây lại chính là background thu hút nhất đối với hội con dân mê “sống ảo”. ​Chỉ cần canh góc thật chuẩn thì dù thả dáng “sương sương” hay “chanh sả”, bạn vẫn sẽ có được những bức ảnh chất khỏi bàn.

Nhắc đến Huế, người ta thường hay nghĩ tới những đền đài, lăng tẩm uy nghi, cổ kính. Nhưng trên thực tế, mảnh đất cố đô không chỉ có vậy. Lần tới ghé thăm thành phố mộng mơ, xinh đẹp này, du khách hãy thử để đôi chân được tự do lạc bước tới những khoảng trời như Phủ Cam.

Nguồn: News.zing.vn