Phục hồi kinh tế sau dịch giống chiếc lò xo bung lên sau thời gian dài bị nén. Trong đó, du lịch là một trong những ngành có nhiều dư địa phát triển và là kênh đầu tư bền vững.
Phục hồi kinh tế sau dịch giống một chiếc lò xo bung lên sau thời gian dài bị nén. Trong đó, du lịch là một trong những ngành có nhiều dư địa phát triển, cũng là kênh đầu tư bền vững.
Những ngày đầu tháng 5, tạp chí Travel and Leisure của Mỹ đưa ra gợi ý 17 điểm đến du khách nên ghé thăm sau dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Đây đều là những điểm đến có thiên đường biển ngập nắng và ẩm thực đường phố hấp dẫn, hứa hẹn thu hút du khách sau dịch.
Trong đó, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi của châu Á góp mặt trong danh sách này. Đây được coi là tín hiệu tốt cho du lịch trong nước, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia chống dịch thành công nhất và “nhanh chân” phục hồi kinh tế.
Ở góc độ lạc quan, nhiều chuyên gia đánh giá du lịch Việt Nam sẽ đón những cơ hội “quý như vàng” ở giai đoạn thế giới dần phục hồi kinh tế. Điều này giống như chiếc lò xo bị nén lại bởi dịch, chuẩn bị bật lên.
Ngành du lịch hứa hẹn được hưởng nhiều lợi ích, kéo theo các ngành khác như vận chuyển, lưu trú, ăn uống và cả bất động sản cùng chung đón sóng phục hồi kinh tế. Điều này khẳng định những kênh đầu tư vào du lịch, điển hình như bất động sản nghỉ dưỡng sẽ không bao giờ lỗi thời, thậm chí còn hứa hẹn hơn nữa.
Gia đình anh Dương, chị Thủy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa trải qua kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đầy khác biệt. Chị Thủy trước kia rất sợ đi du lịch vào dịp lễ bởi tình trạng quá tải, khó đặt phòng khách sạn, tour du lịch. Tuy nhiên, sau thời gian giãn cách xã hội, hai anh chị quyết định “xả hơi” bằng một kỳ nghỉ tại Phú Quốc.
“Ngon – bổ – rẻ” là cách chị Thủy nói vui về kỳ nghỉ chưa từng có của mình. Chi phí giá vé máy bay, phòng khách sạn, ăn uống, đi lại… đều rất hợp lý. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ tốt khiến gia đình có một kỳ nghỉ thoải mái, đáng nhớ sau chuỗi ngày phải giãn cách xã hội. Điều này chưa từng có trong dịp nghỉ lễ trước kia.
“Từ giờ đến cuối năm, vợ chồng tôi sẽ tranh thủ đi du lịch nhiều hơn nữa. Đây đúng là một dịp hiếm có”, chị Thủy chia sẻ.
Gia đình anh Dương, chị Thủy là một trong hàng triệu hộ gia đình đang được coi là “tầm ngắm” của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa. Một trong những điều Chính phủ ưu tiên là tận dụng sức mua của gần 100 triệu dân trong tiến trình phục hồi kinh tế. Với ngành du lịch, khách nội địa vốn đã đóng vai trò đặc biệt, nay lại càng quan trọng.
Không chỉ ở tầm vĩ mô, các hãng hàng không, lữ hành, khách sạn… cũng coi khách nội địa là “tầm ngắm” chiến lược của mình trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi diễn biến của dịch bệnh trên toàn thế giới còn phức tạp. Nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại, kích cầu… đã và sẽ được tung ra tận dụng mùa du lịch hiện tại.
Theo thống kê, năm 2019, số khách nội địa trong nước đạt 85 triệu lượt, cao gấp gần 5 lần số khách quốc tế (khoảng 18 triệu lượt). Một số địa điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc năm 2019 cũng đón 4,5 triệu lượt khách nội địa, gấp 10 lần số khách quốc tế (0,5 triệu lượt). Tương tự, lượng khách nội địa cũng chiếm 60% trong số 7 triệu lượt khách đến Khánh Hòa năm 2019.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, khách du lịch nội địa là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục những năm gần đây.
Hiện tại, thu nhập của người Việt không ngừng tăng lên, tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông, đây là bộ phận tiêu dùng quan trọng không kém khách quốc tế. Khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam, việc đi lại được khơi thông, các dịch vụ tái khởi động… thị trường du lịch nội địa gần như được phục hồi. Như vậy, nếu chỉ phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa tương đương năm 2019, đã là một nguồn lực rất lớn để phục hồi ngành du lịch.
Trong khi đó, ở góc độ du lịch quốc tế, nhiều chuyên gia cũng đánh giá Việt Nam đang có “cơ hội vàng” đón dòng khách ngoại quốc sau khi dịch được kiểm soát. Thực tế, nước ta đang có “lòng tin chiến lược” khi khống chế được dịch sớm, vươn lên trở thành nơi an toàn bậc nhất. Điều này là lợi thế để hút khách du lịch đến Việt Nam ngay sau khi dịch được kiểm soát.
Trong khi đó, những nền kinh tế có lượng khách lớn nhất đến Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản… cũng đã qua đỉnh dịch. Theo thống kê, cứ 10 khách đến Việt Nam thì có 8 khách là người châu Á. Các nước trên đang giảm dần số ca nhiễm. Theo đề xuất của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, những nước nào giảm xuống dưới 10 ca nhiễm/1 triệu dân thì có thể từng bước mở cửa giao thương.
Như vậy, thời gian để Việt Nam tiếp tục đón khách quốc tế trong thời gian tới là rất gần. Đây là cơ hội hội rõ nét cho chiếc “lò xo” của ngành du lịch bật lên.
Hoàng và Lâm là bạn học đại học của nhau và rất yêu thích kinh doanh. Hai người có tính cách tương đồng nhưng lại có quan điểm khác nhau về đầu tư. Hiện tại, Hoàng chọn đầu tư làm phòng nghỉ đón khách quốc tế ở trung tâm Hà Nội trên nền tảng airbnb. Trong khi đó, Lâm đầu tư condotel của Vinpearl tại Nha Trang.
Từ khi khai trương, công việc của Hoàng bận rộn hơn nhiều với việc vận hành các phòng nghỉ. Đó là việc đón khách, thu tiền đặt cọc, sửa chữa căn hộ, dọn phòng, thậm chí nửa đêm còn phải xử lý những vấn đề trục trặc cho khách. Lợi nhuận của Hoàng sau 2 tháng vận hành chỉ khoảng 6-7%, tương đương lãi suất gửi ngân hàng. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Hoàng gần như không có khách, thu nhập giảm đáng kể. Thậm chí, cậu còn bị lãnh đạo Công ty khiển trách vì sao nhãng công việc do 3 tháng vừa qua trằn trọc với khoản đầu tư rót vào căn hộ cho thuê.
Trái ngược với Hoàng, Lâm chọn đầu tư vào condotel và được Vinpearl trả lãi đều đặn hàng tháng mức 10%/năm. Lâm làm nhân viên ở một công ty tại Hà Nội, hàng tháng, anh vẫn có 2 khoản thu nhập mà không mất quá nhiều công sức, thậm chí còn được sếp cất nhắc vì nỗ lực trong công việc.
Những năm gần đây, khi du lịch tăng trưởng nhanh, Hoàng và Lâm là một trong rất nhiều nhà đầu tư chọn ngành du lịch làm kênh đầu tư chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng lựa chọn đúng đắn và có kênh đầu tư hiệu quả. Và khi dịch Covid-19 xảy ra, những kênh đầu tư hiệu quả nhất đã bắt đầu lộ diện.
Theo nghiên cứu của Savills, tiềm năng du lịch Việt Nam vẫn còn rất lớn khi lượng khách quốc tế tăng trường trung bình 2 con số mỗi năm. Trong khi ở các nước Đông Nam Á khác, lượng khách đang tăng trưởng chững lại. Việt Nam cũng sẽ sớm cán mốc 100 triệu lượt khách nội địa và quốc tế trong tương lai. Đây là một thị trường khổng lồ.
Trong bối cảnh đó, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là một kênh đầu tư bền vững, hiệu quả và dài hạn. Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực. Hiện nay, so với Thái Lan, số lượng căn hộ khách sạn trên thị trường Việt Nam chỉ bằng 1/7. Trong khi đó, khách du lịch tại Việt Nam tăng trưởng lên đến 2 con số hàng năm. Dư lượng tăng trưởng du lịch còn rất mạnh.
Một số chuyên gia nhận định khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam, “chiếc lò xo” bị nén lại sẽ chuẩn bị bật lên. Chìa khóa du lịch tăng trưởng giúp bất động sản nghỉ dưỡng được coi là kênh sinh lời tiềm năng, hấp dẫn để đón làn sóng này.
“Khách du lịch sẽ chọn một đất nước an toàn, cảnh đẹp, chứ không thể chọn một quốc gia vẫn đang loay hoay dập dịch. Việt Nam đã chạy đà tốt bằng kiểm soát được dịch. Khi các nước Đông Bắc Á phục hồi và kiểm soát được dịch, Việt Nam có thể mở cửa từng bước. Đó có thể sẽ là cơ hội chưa từng có cho du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam”, một chuyên gia phân tích.
Theo tính toán, khi đầu tư một căn hộ khách sạn, khách hàng sẽ được chủ đầu tư cam kết lợi nhuận khoảng 10%/năm. Ngoài ra mỗi năm, chủ căn hộ sẽ được sử dụng một số ngày nghỉ nhất định. Sau 10 năm, khách hàng có thể sở hữu hoàn toàn bất động sản và coi đó là tài sản quan trọng, giúp sinh lời hàng năm.
Khi du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, các khu nghỉ dưỡng được vận hành để đón lượng khách du lịch dồi dào, tăng trưởng đều đặn qua các năm. Do đó, bất động sản nghỉ dưỡng được coi là kênh sinh lời lâu dài và bền vững, đồng hành cùng sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Ông Văn Dũng Chinh, Hội môi giới bất động sản Khánh Hòa, cho rằng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã khác nhiều so với khoảng 2-3 năm trước. Ông nhấn mạnh đã qua rồi thời kỳ nhà nhà, người người đổ xô làm bất động sản nghỉ dưỡng để chào bán ra thị trường.
Ông Chinh cho biết chủ đầu tư nào muốn làm bất động sản nghỉ dưỡng thì phải vừa có tâm, vừa có tầm. Theo đó, xây dựng một dự án vốn đã khó, việc vận hành, quản lý dự án đó hiệu quả còn khó hơn nhiều. Điều này đòi hỏi tâm huyết, năng lực, tiềm lực rất lớn từ các chủ đầu tư.
Do đó, khách hàng phải rất lưu ý chọn nhà đầu tư uy tín trước khi quyết định. Và khi đã chọn được nhà đầu tư uy tín, có tiềm lực, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và lâu dài.
Hiện tại, cơ sở pháp lý về condotel đã dần được hoàn thiện. Bộ Xây dựng đã ban hành hướng dẫn các địa phương việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu condotel. Việt Nam cũng là nước cho phép sở hữu condotel đến 50 năm và thậm chí còn có thể gia hạn lâu hơn. Điều này khá vượt trội so với Thái Lan khi nhà đầu tư chỉ sở hữu được 30 năm.
Bất động sản nghỉ dưỡng cũng là kênh đầu tư an toàn hơn so với các kênh đầu tư bất động sản khác. Nếu đầu tư đất nền, khách hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro, có thể mất trắng hoặc không thể bán được hàng hóa. Hiện tại, thị trường đất nền khá trầm lắng, kênh đầu tư này được ít người lựa chọn.
Trong khi đó, nếu đầu tư vào homestay hoặc airbnb, bạn phải chấp nhận vận hành, quản lý như một công việc cố định. Ngoài ra, lợi nhuận của homestay và airbnb phụ thuộc khá lớn vào việc thu hút được dòng khách, đây vẫn là một một kênh đầu tư khiến nhiều người cân nhắc.
Ưu điểm của bất động sản nghỉ dưỡng là nhà đầu tư có thể đứng trên vai người khổng lồ để cùng hợp tác, tạo ra lợi nhuận lâu bền. “Người khổng lồ” ở đây là những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, uy tín và kinh nghiệm về cả bất động sản, du lịch và vận hành. Thị trường có rất nhiều chủ đầu tư bất động sản, nhưng không phải ai cũng có thể giỏi thêm về cả vận hành và du lịch.
Ngoài ra, nếu chọn mua của chủ đầu tư uy tín, người mua sẽ không phải lo nghĩ về lợi nhuận vì đã yên tâm có một khoản cam kết. “Những người khổng lồ” có một đội ngũ chuyên nghiệp vận hành, hỗ trợ kinh doanh để tạo ra lợi nhuận bền vững trong dài hạn.
Có thể nói, ngành du lịch đang có những khó khăn ngắn hạn do dịch Covid-19, nhưng nhìn về dài hạn, ngành công nghiệp không khói tỷ USD của Việt Nam sẽ không ngừng tăng trưởng và còn dư địa rất lớn. Đó cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng với lợi nhuận bền vững dài lâu, bắt đầu từ chính việc đón sóng “chiếc lò xo” bật lên sau dịch.
Covid-19 lan rộng trên thế giới
Porsche 911 Targa 2020 lộ ảnh trước thời điểm ra mắt
Xe 360
Ôtô
Dịch bệnh Covid-19 khiến Porsche 911 Targa đã bị hoãn ra mắt 2 lần, lần này hãng xe Đức quyết định tổ chức buổi ra mắt trực tuyến.
Cố vấn Nhà Trắng chỉ trích CDC ‘kéo tụt’ Mỹ về xét nghiệm Covid-19
Thế giới
Thế giới
Cố vấn cao cấp của Nhà Trắng chỉ trích Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã làm nước Mỹ thất vọng về xét nghiệm, “khiến chúng ta bị tụt lại”.
Nhập cảnh trái phép là ‘ngòi nổ’ bùng phát dịch Covid-19
Sức khỏe
Sức khỏe
Các chuyên gia nhận định nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn còn, nhất là từ các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Rơi máy bay trình diễn tại Canada gây chết người ở sự kiện về Covid-19
Thế giới
Thế giới
Một máy bay thuộc đội bay trình diễn Snowbirds của Canada, trên chuyến lưu diễn toàn quốc nhằm cảm ơn những người đang chung tay chống Covid-19, gặp sự cố và rơi vào ngày 17/5.
Trẻ mầm non tại TP.HCM trở lại trường sau gần 4 tháng nghỉ học
Giáo dục
Giáo dục
Hôm nay, trẻ mầm non 5 tuổi (lớp Lá) của TP.HCM quay lại lớp sau gần 4 tháng tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nguồn: News.zing.vn