Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

0
151
Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Đạo Dừa được thành lập năm 1963, nằm trên cồn Phụng ở sông Tiền, từng thu hút một số tín đồ nhưng nay không còn tồn tại.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Đạo Dừa do ông Nguyễn Thành Nam (1910-1990) sáng lập tại Bến Tre. Các tín đồ theo đạo không niệm kinh mà ngồi thiền, ăn chay, suy niệm. Về thực phẩm, đạo này khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.

Hiện, dấu tích của đạo Dừa rộng khoảng 1.500 m2, nằm tại Cồn Phụng (Bến Tre), một cù lao lớn trên sông Tiền. Trước kia, nơi đây có nhiều công trình quy mô, được xem như thánh địa của đạo này.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Kiến trúc đạo Dừa là sự kết hợp của nhiều phong cách văn hóa. Cổng vào khu hành đạo theo lối tam quan, phỏng theo kiến trúc cổng ở Hoàng thành Huế.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Cạnh cổng tam quan là một chiếc đỉnh đường kính khoảng 1,5 m, cao 3 m. Đỉnh được đúc bằng xi măng cốt sắt, trên bề mặt cẩn gốm sứ kỳ công, mô phỏng theo hình ảnh cửu đỉnh ở kinh thành Huế.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Toàn bộ chiếc đỉnh được đặt trên lưng Thần Kim Quy miệng ngậm lưỡi gươm thần.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Trên đỉnh có hình ảnh của ông Nguyễn Thành Nam, tự xưng pháp hiệu Thích Hòa Bình. Ông là con của gia đình giàu có, từng du học Pháp. Về nước, ông quy cửa chùa rồi ra tu hành riêng. Thức ăn của ông chỉ trái cây, chủ yếu là dừa và mỗi năm tắm một lần vào ngày Phật Đản.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Khu hành lễ là một sân rộng hình tròn, mang nghĩa nơi hội tụ của “năm châu bốn bể” về phụng sự cho giáo chủ Thích Hòa Bình. Nổi bật trong sân là các cột hình con rồng đội hoa sen, cao khoảng 4 m.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Có tất cả 9 con rồng trong sân, tượng trưng cho số cửa sông Cửu Long đổ ra biển Đông. Sân rồng là nơi thuyết giáo, tập trung hàng nghìn đệ tử tìm về đạo Dừa. 

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Sau lưng sân rồng là quần thể kiến trúc gồm mô hình núi non, hang động, các tòa tháp… được gọi là tháp Hòa Bình. Đây là nơi người sáng lập đạo Dừa hành pháp.

Đối xứng là hai cột cao khoảng 15 m có tên “Miền Bắc Hà Nội” và “Miền Nam Sài Gòn”, nối với nhau bằng một chiếc cầu. Trên đỉnh cột là nơi ông đạo Dừa ngồi thiền. Dưới chân hai cột đều khắc bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt.

Dấu tích của đạo Dừa nằm giữa sông ở Bến Tre

Cách tháp Hòa Bình không xa là ngọn tháp lấy cảm hứng từ phi thuyền Apollo, đã đưa con người lên mặt trăng. 

Du khách hiện có thể đi thuyền được theo đường mòn tới chân cầu Rạch Miễu để vào cồn Phụng thăm di tích đạo Dừa. Giá vé tham quan là 20.000 đồng, bao gồm cả thăm vườn trái cây, hát đờn ca tài tử, mô hình nuôi ong…

Quỳnh Trần

Nguồn: Vnexpress.net