Cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực ngay trong tuần này

0
7
Cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực ngay trong tuần này - Ảnh 1.

[kdn-video]

VTV.vn – Những người yêu thiên văn sắp có dịp chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú hai-trong-một, kết hợp nguyệt thực và “Mặt trăng Dâu tây” tháng 6.

Trong tháng 6 này sắp diễn ra một hiện tượng thiên văn đặc biệt, đó là nguyệt thực kết hợp với pha trăng tròn hay còn được gọi là “Mặt trăng Dâu tây” của riêng tháng này. Người dân tại châu Á, châu Úc và châu Phi sẽ quan sát được cả đầy đủ sự kiện thiên văn hai-trong-một trên, nhưng khu vực Bắc Mỹ sẽ chỉ chiêm ngưỡng được “trăng dâu tây” màu đỏ.

Nguyệt thực “Mặt trăng Dâu tây” đầy đủ sẽ diễn ra lúc 7:12 tối Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), tương ứng với 2:12 giờ sáng tại VN (GMT+7). Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các nguyệt thực của năm 2020. Trong khoảng vài giờ, người quan sát từ mặt đất sẽ thấy mặt trăng sẽ bị che mờ, tối đi và mang màu đỏ-hồng do đi vào phần “bóng râm” của Trái Đất ngoài không gian, trong khi vẫn mang hình dáng nguyên vẹn của trăng tròn.

Cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực ngay trong tuần này - Ảnh 1.

Mặt trăng Dâu tây mọc trên bầu trời thành phố New York (Mỹ) vào ngày 28/6/2018 (Ảnh: Gary Hershorn)

Cái tên “trăng dâu tây” bắt nguồn từ việc đây là thời điểm mà dâu mùa hè bắt đầu chín. Pha trăng tròn vào tháng 6 đôi khi còn được gọi là “trăng hoa hồng” hay “trăng nóng”. Tất cả những cái tên này đều do các bộ tộc thổ dân châu Mỹ và những người định cư đến sinh sống ở châu lục này đặt ra, ở thời điểm mà người dân cần dùng đến các pha trăng tròn để theo dõi sự phát triển của cây trồng và mùa vụ.

Cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực ngay trong tuần này - Ảnh 2.

Mặt trăng nhìn từ vùng San Andres, Colombia vào ngày 6/2/2020, một ngày trước sự kiện siêu trăng (Ảnh: Diego Cuevas / NurPhoto)

Ngoài, sự kiện nguyệt thực “trăng dâu tây” này, vào ngày 21/6/2020, những người yêu thiên văn trên khắp thể giới sẽ còn được chiêm ngưỡng nhật thực “Vòng tròn Lửa” tuyệt đẹp, có thể được quan sát ở các khu vực châu Phi, Trung Đông và châu Á. Không chỉ vậy, 2 tuần tiếp nối sau đó, ngày 5/7/2020 chính là ngày “ra mắt” của một hiện tượng nguyệt thực nửa tối khác cũng không kém phần thu hút với tên gọi “Nguyệt thực Sấm”.

Nguồn: Vtv.vn