Thảo quả thu hoạch ở vườn quốc gia Hoàng Liên – Ảnh: NatGeo
Một người lạ mắt với khẩu súng trường trên tay xuất hiện trong thung lũng nơi tôi và Lang đang đứng. “Chuyện này thú vị đây”, tôi nghĩ.
“Chào, chúng tôi đang đi lạc”, Lang nói. Cô mặc chiếc áo truyền thống dệt tay cùng quần thun và ủng cao su. Chúng tôi đi theo nhóm có 7 đàn ông và 2 phụ nữ.
Để đến được đây, chúng tôi đã đi xe máy một ngày trên con đường núi gập ghềnh, vượt qua những con sông cao tới đầu gối, uốn lượn. Thậm chí chúng tôi còn bắt gặp rắn độc trên đường đi.
Đích đến của chúng tôi là một khu rừng thảo quả trên đỉnh núi, nhưng chúng tôi không thể tìm thấy lối đi giữa con đường toàn là bụi cây và hoa dại.
Chúng tôi bước vào Hoàng Liên, nơi tập hợp những ngọn núi và thung lũng gồ ghề gần biên giới Việt Nam và Trung Quốc, để quan sát thảo quả được thu hoạch trong tự nhiên. Giang Thi Lang và Nguyen Danh Duong là những hướng dẫn viên leo núi ở Sa Pa. Tôi kết bạn với họ nhiều năm trước khi sống ở Hà Nội. Gia đình Lang trồng thảo quả ở vùng núi Hoàng Liên từ những năm 1990.
Nông dân đi thu hoạch thảo quả ở vườn quốc gia Hoàng Liên – Ảnh: NatGeo
Ngay cả ở một nước có sự đa dạng sinh học và vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt, Sa Pa vẫn rất nổi bật. Thị trấn Sa Pa nằm cạnh đỉnh núi cao nhất Việt Nam Fansipan (3.147,3m. Đây là nơi tuyệt vời để leo bộ và trải nghiệm phong tục của các dân tộc thiểu số.
Phong cảnh tuyệt đẹp vùng núi Hoàng Liên – Ảnh: NatGeo
Chuyến đi vừa là cuộc phiêu lưu, vừa là bài học về lịch sử môi trường của Việt Nam. Thảo quả được trồng lần đầu ở vùng núi Hoàng Liên vào những năm 1990 sau khi triệt hạ thuốc phiện, một loại cây trồng bị cấm từng rất phổ biến thời thuộc địa Đông Dương.
Vườn quốc gia Hoàng Liên thể hiện nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam thời hậu chiến.
Thảo quả mọc dọc theo lòng suối trong những khu rừng trên cao, dưới những tán cây rộng lớn. Thảo quả là gia vị khô, được sử dụng phổ biến trong phở và vài món ăn phổ biến khác.
Vườn quốc gia Hoàng Liên là nơi bảo tồn đa dạng sinh học hàng đầu Việt Nam – Ảnh: NatGeo
Thảo quả ít có tại thị trường phương Tây hơn loại bạch đậu khấu xanh: chủ yếu được bán cho các thương lái Trung Quốc và được sử dụng trong y học cổ truyền. Trong những năm qua, nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đã biến Sa Pa thành trung tâm giao dịch thảo quả.
Bên cạnh du lịch, thảo quả là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nơi đây. Ông Giang, cha của Lang, nói rằng ông bắt đầu trồng thảo quả ở Hoàng Liên vào năm 1994.
Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập vào năm 2002, là một trong nhiều khu vực bảo tồn có các nhóm người dân tộc thiểu số kiếm sống trên đất công.
Nông dân thu hoạch thảo quả trong vườn quốc gia Hoàng Liên – Ảnh: NatGeo
Nông dân trồng thảo quả vẫn đối mặt với nhiều rủi ro. Như vụ mùa được giá khiến bị mất trộm, hay thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến thu hoạch.
Chúng tôi đi cùng Cho (em của Lang) – người xem thảo quả là nguồn thu nhập chính. Chúng tôi theo Cho len lỏi lên độ cao hơn 2.000m và đến nơi vào buổi hoàng hôn.
Tôi dừng lại để chụp ảnh. Hàng trăm cây thảo quả có chiều cao bằng trụ bóng rổ, với những chiếc lá dày, xanh mướt. Những chiếc lá dường như cử động theo từng đợt, tạo thành những đường viền dọc theo con suối như thể nét vẽ trên tranh của Van Gogh.
Cây thảo quả phủ kín mặt đất. Chúng ưa mọc ở khu rừng trên cao, dưới tán những cây cao – Ảnh: NatGeo
Quá trình thu hoạch thảo quả bắt đầu vào sáng hôm sau, sau bữa sáng với cà phê hoà tan và thịt lợn muối béo ngậy nấu trên lửa trại. Toàn bộ thảo quả mọc trên 2.100 cây. Mỗi nông dân mang theo cây rựa, dùng để tách vỏ quả thô và dọn sạch cây cỏ xung quanh đó. Như vậy, thảo quả sẽ có thể mọc lên cây mới vào mùa thu hoạch năm sau.
Cuối buổi chiều, nông dân trở lại trại và rang thảo quả. Đây là công đoạn cần thiết để làm giảm trọng lượng, mang xuống núi dễ dàng hơn.
Nông dân rang thảo quả sau khi thu hoạch. Hạt thảo qua sau khi rang sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu nâu cà phê – Ảnh: NatGeo
Những người nông dân bật nắp một chai rượu. Chúng tôi nhấm nháp cùng với thịt lợn muối. Và rồi chúng tôi chụm lại bên đống lửa, ngồi sát vào nhau để sưởi ấm khi những con gió rừng thổi qua đống thảo quả vừa thu hoạch.
Tôi chìm vào giấc ngủ sâu. Sâu đến nỗi tôi không nhận ra một cơn mưa lớn ập tới và trút nước lên tấm bạt màu xanh trên đầu chúng tôi. Đến 4h, tôi giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng mưa tuôn xối xả. Khoảng 350 kg thảo quả vừa thu hoạch – có giá trị khoảng 2.000 USD có nguy cơ bị hư vì nước mưa. Chúng tôi cố gắng che chắn, sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần, trời gần sáng. Tấm bạt rách toạc và nhiều người bên dưới, bao gồm cả tôi, đều ướt sũng. Kỳ diệu thay, số thảo quả đều khô ráo.
Sau khi trở lại Sa Pa, chúng tôi có chút thời gian thưởng thức tô phở gà nóng và ngâm mình trong bồn tắm thảo dược ngâm thảo quả tại một nhà nghỉ trong làng. Nhưng trước khi có thể thư giãn, chúng tôi còn một hành trình dài phía trước, lần này là mang số thảo quả quý giá vượt qua non cao suối thẳm để về nhà.
“Anh mệt chứ?”, tôi hỏi một người đồng hành khi trời chuyển sang sắc hồng của hoàng hôn. Anh gật đầu.
Nguồn: Dulich.tuoitre.vn