Chưa giải quyết triệt để 6 nỗi sợ cho du khách quốc tế

0
20
Nhiều khách quốc tế sốc với giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Thành.

Vấn đề an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, giao thông… dù đã cải thiện nhiều nhưng vẫn là điều lo ngại với du khách khi đến Việt Nam. 

Năm 2017 Việt Nam đón lượng khách quốc tế nhiều kỷ lục, nhưng vẫn còn những điều có thể làm tốt hơn để có được sự yêu thích hơn nữa của du khách, Tổng cục trưởng Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết. 

6 nỗi sợ với du khách

An ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, “chặt chém” giá, giao thông, thái độ ứng xử là những vấn đề từng được Phó Thủ tướng chỉ ra trước đây. 

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, tổng giám đốc Viettravel, các vấn đề trên đã được cải thiện nhiều nhưng chưa triệt để. Nhiều vụ du khách bị mất đồ, bị lừa mua hàng giá quá cao xảy ra liên tiếp. Điều này thể hiện qua việc các website của một số quốc gia như Mỹ, Canada, Pháp, Thụy Sĩ, Australia… đều có những khuyến cáo công dân của họ khi đến Việt Nam du lịch.

Nhiều khách quốc tế sốc với giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Thành.

Nhiều khách quốc tế sốc với giao thông ở Việt Nam. Ảnh: Ngọc Thành.

Ông Kỳ cho biết hotline giải quyết sự cố du lịch của nhiều địa phương không hoạt động ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, lễ, trong khi các sự cố thường xảy ra trong thời gian này. Quy trình xử lý các sự cố chưa được các địa phương chú trọng. Khi phát sinh sự cố (như ngộ độc thực phẩm) thì hầu hết rất lúng túng trong khâu phối hợp giải quyết.

“Phải nói rằng đây là vấn đề thường xuyên xảy ra, dù giải quyết thế nào cũng không thể triệt để được, nhưng chúng ta sẽ hạn chế đến mức thấp nhất”, Tổng cục trưởng chia sẻ. Ông Tuấn cho rằng để xóa bỏ 6 nỗi sợ này tự thân ngành du lịch không giải quyết được. Vai trò của chính quyền địa phương, của giao thông, ngành công an là quyết định và cần sự chung tay của cả xã hội. Các địa phương phải làm liên tục, chứ không thể làm theo chiến dịch.

Rào cản hút khách quốc tế

Việt Nam hiện miễn visa cho công dân 23 nước, nhưng số lượng này vẫn còn ít so với nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Indonesia… Thời gian miễn 15 ngày cũng ít hơn nhiều nước láng giềng và không thuận lợi với khách bay đường xa. Hơn nữa thời gian áp dụng miễn visa từng năm làm khó các doanh nghiệp trong việc lên chiến lược quảng bá dài hạn.

Mỗi năm chi phí ngân sách cho hoạt động quảng bá hơn 40 tỷ đồng. Ông Nguyễn Công Hoan, Phó tổng giám đốc HanoiRedtours, cho rằng số tiền này chưa tương xứng với mong muốn và doanh thu của ngành du lịch. “Hoạt động này chưa đi vào chiều sâu, còn manh mún khi số tiền cho xúc tiến rải đều chứ không tập trung”, ông Hoan phân tích.

Nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ra lo lắng trước tình trạng thiếu hướng dẫn viên ở một số ngôn ngữ khi lượng khách tăng đến 30%. Một trong 8 giải pháp để thu hút khách trong thời gian tới được Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), đề xuất là phát triển đội ngũ hướng dẫn viên.

Khách Tây cảm thấy an toàn khi ngồi Vespa cổ khám phá Sài Gòn
 
 

Khách Tây cảm thấy an toàn khi ngồi Vespa cổ khám phá Sài Gòn

Giao thông Sài Gòn điên rồ trong mắt khách Tây. Video: Phong Vinh

Để nâng cao chất lượng khách, tức tăng thời gian lưu trú và chi tiêu, ông Hoan cho rằng cần xây dựng các sản phẩm tour, dịch vụ đa dạng, hấp dẫn hơn và phù hợp với từng nhóm khách; hình thành các trung tâm mua sắm uy tín.

Nguồn: Vnexpress.net