Biển Đông (bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) đã được chạm nổi trên Cửu đỉnh bằng đồng từ đầu thế kỷ 19, nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia thiêng liêng của Tổ quốc.
> Bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam / Văn bản khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
|
Nổi bật trong số hai báu vật vừa được Bộ VHTT&DL đề nghị Chính phủ công nhận “báu vật quốc gia” là chín đỉnh đồng với tên gọi Cửu đỉnh, đặt tại phía nam Kinh thành Huế. Cửu đỉnh được đúc dưới thời vua Minh Mạng và được thực hiện trong 2 năm (1835 – 1837).
|
|
Cửu đỉnh được đặt trước Thế Miếu, nơi thờ các vua triều Nguyễn và đều đối diện, song song với các án thờ vua bên trong Thế Miếu. Cao đỉnh được đặt cao hơn các đỉnh khác khoảng 3m, ứng với bài vị của vua Gia Long. Mặt sau của 9 đỉnh đồng hướng về Hiển Lâm Các – nơi cao nhất trong Hoàng Thành Huế (17 m) và được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các quan triều Nguyễn và các quan đại thần. Trải qua 170 năm, Cửu đỉnh vẫn nằm uy nghi, bất di bất dịch khỏi vị trí này. |
|
Khu vực chính của Cửu đỉnh được thiết kế hai cặp rồng và lân chầu từ trên Hiển Lâm Các xuống và cùng hướng đầu về Thế Miếu. |
|
Cửu đỉnh được làm hoàn toàn khác nhau từ phần quai đến miệng, các họa tiết trang trí và chân của từng đỉnh, với ngụ ý mỗi đỉnh ứng với một tính cách khác nhau của mỗi vị vua được thờ đối diện trong Thế Miếu. Ở mỗi đỉnh đều có 17 hình ảnh thắng cảnh, sản vật của đất nước. Các hình chạm nổi trên Cửu đỉnh không đơn thuần chỉ là sự trang trí mà nó còn là biểu tượng về sự giàu đẹp của đất nước Việt Nam. |
|
Vua Minh Mạng đã cho khắc 3 vùng biển của Tổ quốc lên 3 đỉnh cao, to và quan trọng nhất: biển Đông ở Cao Đỉnh, biển Nam ở Nhân Đỉnh và biển Tây ở Chương Đỉnh. Trong ảnh là hình chạm nổi Đông Hải (biển Đông) trên Cao Đỉnh, với lãnh thổ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy từ thời các vua Nguyễn, vấn đề về chủ quyền biển đảo đã được đề cao. Hằn lên những đỉnh đồng là vết bom đạn, dấu tích chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
|
|
Hình rồng cưỡi mây, thể hiện sự uy quyền và thế vững mạnh của nhà cầm quyền thời Nguyễn được chạm nổi trên Cao đỉnh. |
|
Phía mặt sau của Cao đỉnh là hình súng Thần công và chiến thuyền. Bên trên là mặt trời mọc lên từ phía Đông. |
|
Mỗi ngày, hàng nghìn lượt khách tham quan Cố đô Huế được nghe giới thiệu về Cửu đỉnh. |
|
Cửu vị thần công là tên gọi của 9 khẩu thần công được đúc bằng đồng dưới thời vua Gia Long. Ban đầu 9 khẩu thần công được đặt ngay dưới chân Ngọ Môn. Đến đời vua Khải Định thì được dời đi, xếp thành hai nhóm, nhóm bên trái Hoàng thành Huế được đặt tên theo bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhóm còn lại gồm 5 khẩu bên phải Hoàng thành được đặt tên theo Kim – Mộc – Thổ – Hỏa – Thủy. |
|
Ngoài phần chữ Hán được chạm nổi Hoa ở núm từng đuôi súng, trên thân súng cũng được chạm nổi nhiều hoa văn tinh xảo và đều có hai quai lớn hình con lân. Cửu vị thần công bằng đồng này được đánh giá là to nhất và đẹp nhất Việt Nam. Năm 1916, triều đình đặt tên là “Thần oai vô địch thượng tướng công cửu vị” và sau đó được người Huế gọi tắt là Cửu vị Thần công. |
|
Hai nhóm thần công được đặt trên giá gỗ đối diện nhau và hướng về kỳ đài Huế, tạo thành dáng đứng uy nghi. Mỗi khẩu có chiều dài 5,1 m, đường kính nòng 0,225 m. Khẩu nặng nhất là 18.400 kg, khẩu nhẹ nhất là 17.000 kg. |
* Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung * Trưng bày cổ vật bằng ngọc * Cổ vật triều Nguyễn
|
Nguyễn Đông
Nguồn: Vnexpress.net