Chàng trai châu Á cam đảm bỏ việc, thực hiện chuyến đi kéo dài 3 năm qua 60 quốc gia

0
13
Những chuyến đi sẽ mang lại cho chúng ta những gì.

Bạn đã bao giờ có cảm giác công việc mình đang làm thật nhàm chán, thật bí bách, thật chật chội và muốn bỏ tất cả để bắt đầu một cuộc hành trình khám phá thế giới. Nghe hay ho nhưng để thực hiện thì không phải ai cũng đủ dũng khí. Chúng ta có thể “nhảy việc” tuy nhiên thật quá khó để bỏ việc và thực hiện chuyến hành trình 3 năm qua 60 quốc gia như Walter Chang. Vậy, hãy xem anh chàng này có những gì sau quãng thời gian xê dịch đầy cảm hứng này nhé.

 

Dạo gần đây có một bài viết với tựa đề: “Tại sao giới trẻ bây giờ chẳng còn thích mua nhà, mua xe nữa?” tạo rất nhiều quan tâm trong cộng đồng. Nó đánh trúng tâm lý của nhiều người trẻ, câu trả lời về sự trải nghiệm là một trong những giải đáp khá hợp lý. Ấy vậy, câu hỏi băn khoăn luôn đặt ra: trải nghiệm có cho chúng ta những tích lũy như thế hệ trước hay không? Chúng ta phiêu du tuổi trẻ để đổi lại những gì?

 

Những chuyến đi sẽ mang lại cho chúng ta những gì.

Những chuyến đi sẽ mang lại cho chúng ta những gì. -Ảnh: Watler Chang

 

Walter Chang, giống như chúng ta, là một chàng trai châu Á rất bình thường. Tuy sinh ra ở New Jersey, Mỹ nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng suy thoái kinh tế khi ra trường. Các khoản vay để trang trải học phí đã khiến chàng trai trẻ biến thành con nợ ngay sau khi tốt nghiệp. Vậy nên, Walter chọn cho mình một công việc ổn định liên quan tới kỹ thuật âm thanh – hình ảnh thay vì chuyên ngành công nghiệp phim ảnh như ban đầu.

 

Lâu đài Taman Sari Water - Yogyakarta, Indonesia.

Lâu đài Taman Sari Water – Yogyakarta, Indonesia. -Ảnh: Walter Chang

 

Nhưng bạn biết đấy, làm một công việc không phải đam mê của mình thì sẽ có lúc chán nản. Walter cũng vậy, sau hơn 3 năm làm việc, anh ấy bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và mắc kẹt trong mọi thứ. Ước mơ du ngoạn khắp thế giới nhen nhóm và cứ thế lớn dần. Ngỡ tưởng đó chỉ là khát vọng nhất thời nhưng chàng trai châu Á ấy lại có quyết tâm hơn tất cả những gì mọi người nghĩ.

 

Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ.

Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ. -Ảnh: Walter Chang

 

Để có tiền thực hiện ước mơ của mình, Walter bán đi phần lớn những gì anh ấy có, làm thêm giờ, ngủ nhờ nhà bạn bè, bí mật đến sông ở nơi làm việc và tất nhiên còn nhiều điều chưa kể khác. Walter chia sẻ rằng: “Tôi đã làm mọi việc để đảm bảo có tiền cho chuyến đi. Khi có động lực, bạn sẽ làm những việc phải làm để có thể bước ra thế giới”.

 

Arirang Games - Pyongyang, Triều Tiên

Arirang Games – Pyongyang, Triều Tiên. -Ảnh: Walter Chang

 

Chuyến hành trình bắt đầu từ ngày 13/9/2011 với muôn vàn khó khăn. Ban đầu, Walter chỉ dự định một chuyến đi ngắn kéo dài 3 tháng vòng quanh châu Á để nghỉ ngơi, ổn định tinh thần và nạp năng lượng để bắt đầu lại công việc. Nhưng càng đi càng hứng thú, càng đi càng có thêm nhiều trải nghiệm hấp dẫn, càng đi càng không thể từ bỏ. Hành trình kéo dài thêm 7 tháng sau đó, rồi thành 1 năm, 2 năm, 3 năm. Có lẽ chính Walter cũng không thể ngờ rằng mình có thể đặt chân tới 60 quốc gia trong chuyến đi dài đến như vậy.

 

Namche Bazaar, Nepal

Namche Bazaar, Nepal. -Ảnh: Walter Chang

 

Hành trình trải nghiệm của Walter không phải là checkin ở khách sạn sang chảnh, di chuyển bằng những phương tiện cao cấp, ăn những món ăn sa hoa mà đó là những ngày đi nhờ xe, những đêm ngủ lại sân bay, công viên, những buổi cắm trại ngoài trời.

 

Kyoto, Nhật Bản.

Kyoto, Nhật Bản. -Ảnh: Walter Chang

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Nhật Bản

 

Những vất vả còn bủa vây khi mà Walter bị cướp sạch bách ở Chile, chiếc máy ảnh ghi lại những góc hình quý giá của cuộc hành trình bị hỏng do rơi xuống nước ở Uganda. Thậm chí, anh ấy còn từng suýt chết khi chiếc xe chở anh ấy bị lật trên sa mạc Namibia. Những khó khăn ấy có thể đến với bất kì ai nhưng càng nhân lên khi mà chấp nhận đưa mình vào chuyến đi đầy trải nghiệm, đầy thử thách.

 

Machu Picchu, Peru.

Machu Picchu, Peru. -Ảnh: Walter Chang

 

Tuy nhiên, chàng trai trẻ cũng gặp rất nhiều người tốt và những điều may mắn trong chuyến hành trình của mình. Những người bạn trên dọc đường đi đưa anh ấy về thành phố của họ, mua đồ ăn và cho ngủ nhờ. Họ cũng chính là những người tiếp thêm động lực cho chuyến đi của anh chàng. Walter kể lại rằng: “Nhiều nơi mọi người rất thân thiện. Bạn chỉ cần để ý và không mất cảnh giác.”

 

Uyuni, Bolivia.

Uyuni, Bolivia. -Ảnh: Walter Chang

 

Hành trình thay đổi và dài hơn dự định khiến Walter quen với việc không lên kế hoạch quá kỹ lưỡng. Tuy điều đó khiến mọi việc không suôn sẻ nhưng cũng đồng nghĩa là có nhiều thứ hay ho để cảm nhận hơn. Anh tâm đắc nói rằng: “Tôi ít quan tâm tới việc lên kế hoạch hơn và tôi nghĩ đó là một trong những cách tốt nhất. Nếu bạn cứ liên tục nhìn vào những bức ảnh, khi tới đó bạn sẽ chẳng thấy bất ngờ nữa”.

 

Milford Sound, New Zealand.

Milford Sound, New Zealand. -Ảnh: Walter Chang

 

Sau 3 năm, Walter Chang trở về nơi anh ấy bắt đầu và ngồi lỳ trong phòng để cắt ghép những thuốc phim, hình ảnh thú vị đã ghi lại được trong suốt cuộc hành trình. Đến hôm nay, đã hơn 1 triệu lượt view trên youtube. Và từ thành công của clip cũng như độ lan tỏa nhờ vào câu chuyện của mình, Walter cũng bắt đầu lên kế hoạch in một cuốn sách ảnh, ghi lại trọn vẹn chuyến đi dài này của mình. 

 

Tuổi trẻ là không bao giờ ngừng bước.

Tuổi trẻ là không bao giờ ngừng bước. -Ảnh: Walter Chang

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Trung Quốc

 

Dù đã  hơn một năm trôi qua kể từ ngày Walter Chang chia sẻ chuyến đi của mình, nhưng nhìn vào những bức ảnh, những thước phim được ghi lại, nó chưa bao giờ hết thôi thúc những dòng máu đam mê xê dịch. Có thể, chúng ta không có đủ can đảm như Walter, không có đủ đam mê như anh ấy nhưng chúng ta còn trẻ và chúng ta có thể đi đến khi nào chúng ta còn có thể.

 

Iki Oleo – Camnangdulich.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Camnangdulich.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Camnangdulich.vn.

Nguồn: News.zing.vn