Những cấu trúc từ rễ cây đại thụ kết lại thành ‘cây cầu sống’ treo lơ lửng bằng ngang qua sông, tạo thành kiệt tác nghệ thuật của thiên nhiên. Tồn tại hàng trăm năm nay, cầu vẫn dùng tốt.
Ở nơi ẩm ướt nhất thế giới, du khách không băng qua sông bằng một cây cầu bằng bê tông cốt thép. Đó là một “cây cầu sống” tết từ rễ các cây đại thụ xung quanh, tạo thành kiệt tác nghệ thuật của thiên nhiên.
Nhờ cầu bằng rễ cây giúp người làng không bị cô lập ở vùng đất ẩm ướt nhất thế giới này |
Nằm ở phía đông bắc Ấn Độ dọc biên giới Bangladesh, bang Meghalaya ở Ấn Độ là nơi có lượng mưa hàng năm cao nhất thế giới, trong đó làng Mawsynram đứng đầu danh sách với lượng mưa cao nhất.
Để tồn tại trong điều kiện ẩm ướt này, người Khasi bản địa dựa vào sự khéo léo, tạo nên những “cây cầu sống” tết bằng rễ cây để vượt sông, qua đó giúp các làng có sự kết nối thoát khỏi việc bị cô lập.
Rễ cây đại thu đan kết với nhau thành lối đi, như tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ thiên nhiên |
Những cây đại thụ vẫn tồn tại qua năm tháng. Bộ rễ của chúng càng phát triển, gắn kết với nhau thì những cây cầu càng bền chắc. Trung bình mỗi cây cầu như thế có thể chịu được tải trọng của 35 người mỗi lần đi qua.
Không tốn nguyên liệu bê tông cốt thép, cầu bằng rễ cây thậm chí tồn tại hàng trăm năm qua. Chúng vẫn vững vàng trước những đợt mưa lớn, các trận bão lũ quét qua.
Khoảnh khắc ấn tượng của những cây cầu rễ cây đan xen nhau |
Ngoài nét thú vị của những cây cầu bằng rễ cây, làng Mawsynram còn nổi tiếng khắp Ấn Độ nhờ người dân từ lâu luôn đề cao tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Đây cũng là làng sạch nhất Ấn Độ, xung quanh không xuất hiện rác bẩn. Điểm nhấn này đã trở thành thương hiệu, thu hút khách du lịch về tham quan, tạo nguồn thu cho địa phương.
Theo Dân Trí
Nguồn: Vietnamnet.vn