Những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm như sấm sét lại mang vẻ đẹp khó cưỡng dưới góc nhìn của các nhiếp ảnh gia.
Bức ảnh được chụp tại Philippines trong vụ phun trào núi lửa Taal hôm 12/1. Trước đó, viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines đã cảnh báo về nguy cơ phun trào trên mức 5 nên chính quyền đã có kế hoạch sơ tán người dần từ trước. Ảnh: Ezra Acayan/Getty Images. |
Chùm sét khiến bầu trời Washington (Mỹ) sáng bừng trong một đêm giông bão vào 20/4/2015. Ảnh: MLADEN ANTONOV/AFP via Getty Images. |
Bức ảnh người cầm ô đi giữa trời sét được Rakesh Bakshi chụp tại Ấn Độ vào tháng 3/2015. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc đi ô khi có sấm sét chẳng khác gì cầm trên tay một chiếc cột thu lôi. Ảnh: Rakesh Bakshi. |
Sét núi lửa được xem là một trong những hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Loại sét này xuất hiện trên miệng núi lửa phun trào, được tạo tự sự phóng điện trong khí quyền thay vì một cơn giông sét bình thường. Trong ảnh, sét núi lửa tại Chile năm 2015. Ảnh: Martin Bernetti. |
Không rõ nét như ngày nay, bức ảnh chụp từ năm 1915 cũng khắc họa được sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên. Ảnh: Hulton Archive/Getty Images. |
Khoảnh khắc tuyệt đẹp khi tia sét xuất hiện cùng cầu vồng được nhiếp ảnh gia Allen J. Schaben của LA Times chụp tại hồ Mead (Mỹ). Ảnh: Allen J. Schaben. |
Tia sét đánh trên đỉnh “nóc nhà New York” – One World Trade Center (Mỹ). Tác giả chụp bức ảnh khi đang đứng ở Hoboken, New Jersey, chỉ cách New York một con sông. Ảnh: Gary Hershorn/Getty Images. |
Bức ảnh được Ahmad Omar chụp từ ban công ở Việt Nam. Nhiếp ảnh gia này đã chờ một giờ và chụp hơn 400 tấm hình để bắt được khoảnh khắc chùm sét trên bầu trời. Ảnh: Ahamd Omar. |
Chơi bóng trong điều kiện mưa lớn, có sấm sét là trải nghiệm không mấy dễ dàng của các cầu thủ. Trong ảnh, sét đánh gần sân vận động De Herdgang, nơi diễn ra trận đấu giữa PSV U23 v Go Ahead Eagles vào tháng 4/2018. Ảnh: Aaron van Zandvoort/Soccrates/Getty Images. |
Sét vĩnh cửu xảy ra duy nhất ở cửa sông Catatumbo và hồ Maracaibo (Venezuela). Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về hiện tượng này nhưng chưa có lời giải thích xác đáng. Theo BBC, nơi sông Catatumbo gặp hồ Marcaibo bị sét đánh trung bình 140-160 đêm/năm, 10 giờ/ngày và 28 lần/phút. Hiện tượng sét vĩnh cửu từng biến mất từ tháng 1-4/2010 do hạn hán. Ảnh: NatGeo. |
Nguồn: News.zing.vn