Cái kết bất ngờ của cây gần 5.000 tuổi

0
10
Những cây thông bristlecone có thể sống đến hàng nghìn ngăm tuổi nhờ bản năng sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. Khi không có đủ dưỡng chất nuôi toàn bộ cây, những phần cành lá sẽ chết và cây có thể sống mà chỉ còn một phần thân lá nhỏ tiếp tục phát triển. Ảnh: USA Tipps.

Mỹ Năm 1964, nhà địa lý Donald R. Currey vô tình tìm thấy một trong những cây lớn tuổi nhất thế giới từng được ghi nhận.

Vào thời điểm đó, Currey còn là một nhà khoa học trẻ mới ra trường, đang thực hiện khảo sát địa lý trong khu rừng dưới đỉnh Wheeler, ngọn núi cao nhất trong dãy Snake tại bang Nevada, Mỹ. Không hề biết mình vừa tìm ra báu vật,  Currey xin phép chặt cây để xem xét những vòng tròn trong thân gỗ, lịch sử khí hậu (dendrochronology) của miền đất này.

Currey đi cùng kiểm lâm Don Cox, người xin lấy mẫu nghiên cứu từ cái cây thuộc loài WPN-114 theo giấy phép của chính phủ. Thực ra đó là một cây thông  bristlecone cao hơn 5 m với đường kính thân lên đến 6,4 m. Phần lớn cây đã chết nhưng một cành dài hơn 3,3 m vẫn còn sống. Đặc tính tự nhiên của thông  bristlecone là “chậm lớn”, đôi khi chỉ phát triển thêm vài centimet suốt cả thế kỷ. 

Những cây thông bristlecone có thể sống đến hàng nghìn ngăm tuổi nhờ bản năng sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. Khi không có đủ dưỡng chất nuôi toàn bộ cây, những phần cành lá sẽ chết và cây có thể sống mà chỉ còn một phần thân lá nhỏ tiếp tục phát triển. Ảnh: USA Tipps.

Những cây thông bristlecone có thể sống đến hàng nghìn năm tuổi nhờ khả năng sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. Khi không có đủ dưỡng chất nuôi toàn bộ cây, những phần cành lá sẽ chết, chỉ còn một phần thân lá nhỏ tiếp tục phát triển. Ảnh: USA Tipps.

Khi được hỏi liệu cái cây này có điều gì khiến nó đáng được bảo tồn hay không, Cox khẳng định là không. “Chẳng ai muốn đi bộ hơn 100 mét để nhìn thấy nó”, ông nói trên tạp chí Reno Gazette-Journal sau này.

Cây thông cổ thụ hiếm có trên Trái đất đã bị đốn hạ mà không ai hay biết đến tuổi đời phi thường của nó. Thân gỗ được chia thành nhiều phần và chuyển tới các trường đại học Mỹ để nghiên cứu sâu hơn. Thậm chí một phần còn được bày tại sảnh khách sạn Hotel Nevada để đón khách tới sòng bài trước khi được chuyển sang trung tâm hội nghị của thành phố. Một phần được đặt tại trung tâm thông tin của Vườn quốc gia Great Basin.

Một năm sau, Currey mới nhận ra sai lầm của mình khi phát hiện mẫu vật WPN-114 có tổng cộng 4.844 vòng gỗ – tức là nó đã sống gần 5.000 tuổi. Thậm chí, các nhà khoa học còn suy đoán tuổi đời của nó có thể lên đến 5.100 tuổi, bởi đếm vòng gỗ trong thân cây là một phương pháp cho kết quả tương đối.

Gốc cây Prometheus trong khu rừng thông dưới đỉnh núi Wheeler. Ảnh: Daily Press.

Gốc cây gần 4.900 tuổi trong khu rừng thông dưới đỉnh núi Wheeler. Ảnh: Daily Press.

Một làn sóng tranh cãi dấy lên xoay quanh lỗi lầm thay đổi cả lịch sử của Currey. Không có hình phạt nào được đưa ra, nhưng ban quản lý vườn quốc gia đã tăng cường an ninh xung quanh những cây thông bristlecone cổ đại khác.

Từ đó, cây nghìn tuổi được đặt tên là Prometheus, một vị titan trong thần thoại Hy Lạp. Tạp chí Collectors Weekly nhận định, những gì xảy ra với cây Prometheus càng khiến nó trở thành biểu tượng. Tên gọi của nó thể hiện cả khát khao lãnh hội thêm kiến thức của con người và hậu quả khôn lường xuất phát từ mong muốn này. Cái chết của Prometheus giúp thay đổi nhận thức lớn hơn của con người về cây cối như một nguồn tài nguyên vô hạn hết lại đầy.

Bảo Ngọc (Theo Los Angeles Times)

Nguồn: Vnexpress.net