Cái chết của thiên đường mua sắm lớn nhất Hàn Quốc

0
8

Covid-19 và lệnh cấm của Trung Quốc đối với các chuyến du lịch theo nhóm đến Hàn Quốc là hai nguyên nhân chính khiến Myeong-dong rơi vào khủng hoảng.

Nhộn nhịp, ồn ào và sôi động – đó là cách người ta từng mô tả về Myeong-dong, thiên đường mua sắm hàng đầu Seoul. Theo báo cáo hàng năm Main Streets Across the World của công ty bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield, Myeong-dong là một trong những con phố mua sắm đắt đỏ nhất thế giới.

Nhưng giờ đây, mọi thứ đã thay đổi đáng kể theo hướng tồi tệ hơn.

Khi nhiều người ở nhà vì đại dịch, thận trọng hơn ở những nơi đông người và các cửa hàng kiếm được ít lợi nhuận đã phải đóng cửa, nhiều chủ doanh nghiệp nói rằng họ đang gặp khó khăn.

thien duong mua sam han quoc anh 1

Nhiều cửa hàng đóng cửa và rất ít người mua sắm dạo quanh khu Myeong-dong vào ngày 6/1.

Park Jin-yi, một phụ nữ 65 tuổi, chủ cửa hàng túi xách trong một trung tâm mua sắm dưới lòng đất ở Myeong-dong, cho biết kể từ tháng 2 năm ngoái, khách du lịch quốc tế đã biến mất.

Trong 30 năm kinh doanh tại khu vực này, bà đã chứng kiến ​​những vấn đề như căng thẳng chính trị với Trung Quốc và Nhật Bản gây tổn hại cho nền kinh tế địa phương. Nhưng cho đến nay đại dịch vẫn là tồi tệ nhất.

“Nó chưa bao giờ tồi tệ hơn thế này trước đây. Mặc dù tiền thuê nhà đã giảm và tôi đã nhận được trợ cấp của chính phủ, nhưng chúng vẫn chưa đủ”, bà Park nói.

Suy kiệt theo ngành du lịch

Park Si-young, một phụ nữ 60 tuổi, người đã mở nhà hàng vào tháng 11/2020, nói rằng vài tháng trước nếu may mắn, bà có khoảng 20 khách/ngày. Còn giờ đây bàn ghế trống trơn khi không còn ai tìm đến Myeong-dong.

Khi ký hợp đồng thuê nhà hàng, bà Park không nghĩ mọi chuyện lại tồi tệ đến vậy.

Cửa hàng của bà mới hoạt động được chưa đầy 6 tháng – khoảng thời gian tối thiểu để nhận trợ cấp Covid-19 cho hộ kinh doanh nhỏ của chính phủ. Hiện tại, người phụ nữ 60 tuổi chỉ có cách cố gắng “bám trụ” được ngày nào hay ngày đó.

Trước khi đại dịch bùng phát, Myeong-dong cũng đang gặp nhiều khó khăn.

thien duong mua sam han quoc anh 2

Myeong-dong được ví như thiên đường mua sắm, từng đông đúc, nhộn nhịp nhờ khách du lịch.

Năm 2017, Trung Quốc lần đầu tiên cấm các chuyến du lịch theo nhóm đến Hàn Quốc. Theo Tổ chức Du lịch Hàn Quốc, căng thẳng chính trị gia tăng giữa Seoul và Bắc Kinh đã khiến ​​số lượng khách du lịch Trung Quốc giảm hơn 30% từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2020, so với khoảng thời gian từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2017. Điều này tác động lớn đến Myeong-dong vì khu phố mua sắm này phụ thuộc rất nhiều vào du lịch.

Năm 2019, Myeong-dong là phố mua sắm duy nhất trong top 10 thế giới chứng kiến ​​giá trị cho thuê giảm, hoán đổi vị trí với Bahnhofstrasse, một phố mua sắm sang trọng ở Zurich, Thụy Sĩ.

Cho Yeong-moo, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Kinh tế LG, cho biết một số chủ nhà thà bỏ không bất động sản chứ nhất quyết không chịu giảm tiền thuê, để tránh bất kỳ tác động tiêu cực nào đến giá trị tài sản thế chấp. Thế nhưng, “tỷ lệ bỏ trống bất động sản cao và giảm giá thuê” cho thấy một “tình hình tồi tệ hơn”, theo ông Cho.

Mặc dù đại dịch đã giáng một đòn mạnh mẽ vào ngành bán lẻ nói chung, những nơi phụ thuộc nhiều vào khách du lịch như Myeong-dong và Itaewon vẫn bị ảnh hưởng nhiều hơn những nơi khác.

Kim Tae-gi, giáo sư kinh tế tại Đại học Dankook, cho biết: “Covid-19 và lệnh cấm của Trung Quốc đối với các chuyến du lịch theo nhóm đến Hàn Quốc dường như là hai nguyên nhân chính khiến Myeong-dong rơi vào khủng hoảng”.

Các đại gia bán lẻ tháo chạy

Hết tháng này, thương hiệu thời trang Nhật Bản Uniqlo sẽ đóng cửa cửa hàng 4 tầng hàng đầu tại Myeong-dong.

“Đại dịch kéo dài, các vấn đề chính trị giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và mùa đông năm ngoái ấm hơn đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, một quan chức Uniqlo cho biết khi giải thích quyết định này.

Theo công ty, có tổng cộng 30 địa điểm phải đóng cửa vào năm ngoái, với hai địa điểm khác đang chờ đợi số phận tương tự vào cuối tháng này – một ở Myeong-dong và một ở Suwon, tỉnh Gyeonggi.

Động thái này diễn ra sau khi H&M đã đóng cửa địa điểm đầu tiên của mình tại Myeong-dong vào tháng 11/2020. Công ty Thụy Điển cho biết đây là một phần trong quyết định giảm quy mô hoạt động của mình trên toàn cầu.

“Chúng tôi áp dụng chiến lược đa kênh để tập trung vào cả cửa hàng trực tuyến và cửa hàng thực”, một quan chức tại H&M cho biết.

H&M, đến Hàn Quốc vào năm 2009, hiện có 35 cửa hàng ở đây, bao gồm cả một cửa hàng khác ở Myeong-dong. Đây là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch nước ngoài theo một cuộc khảo sát năm 2017 của Nielsen Korea.

Các cửa hàng làm đẹp, chiếm phần lớn diện tích, của những thương hiệu lớn như Etude, Nature Republic và Tony Moly cũng tạm thời đóng cửa nhiều chi nhánh ở Myeong-dong.

“Khi vắng bóng khách du lịch nước ngoài từ tháng 3 năm ngoái, gần như mọi cửa hàng khác ở Myeong-dong đều đóng cửa. Và một số cửa hàng của chúng tôi trong khu vực ngoại trừ chi nhánh Myeong-dong World cũng phải ngừng hoạt động từ lúc đó”, một quan chức tại Nature Republic cho biết.

Dữ liệu từ Ủy ban Thẩm định Hàn Quốc cho thấy trong khi tỷ lệ bất động sản thương mại nhỏ trung bình bỏ trống của thủ đô Seoul là 5,7% trong quý 3 năm ngoái, con số của Myeong-dong và Itaewon lần lượt là 28,5% và 30,3%.

Vì không có khách du lịch nước ngoài, Myeong-dong đang quay lại với người mua sắm trong nước. Thế nhưng, đã quá muộn khi khu mua sắm đánh mất lợi thế và khách hàng địa phương cũng đang có nhiều sự lựa chọn hơn.

“Trong khi du khách nước ngoài có thể muốn đến thăm Myeong-dong như một điểm du lịch, hoạt động mua sắm đã lan rộng khắp thủ đô cho những người mua sắm địa phương, bao gồm cả Gangnam chẳng hạn”, giáo sư kinh tế Kim Tae-gi nói.

Cập nhật tình hình Covid-19

Xem chi tiết

Số ca lây nhiễm cộng đồng tính từ 28/1/2021

893CA NHIỄM

Tỉnh Hôm qua Hôm nay Tổng số ca
Hải Dương +1 0 709
Hà Nội 0 0 35
Quảng Ninh 0 0 61
TP.HCM 0 0 36
Gia Lai 0 0 27
Bình Dương 0 0 6
Bắc Ninh 0 0 5
Hoà Bình 0 0 2
Hải Phòng 0 0 4
Bắc Giang 0 0 2
Điện Biên 0 0 3
Hà Giang 0 0 1
Hưng Yên 0 0 2

Nguồn: News.zing.vn