Áp lực, không muốn trở lại công việc là những dấu hiệu thường thấy của hội chứng “buồn bã hậu du lịch”. Một cuộc gặp gỡ bạn bè, ghi lại kỷ niệm là cách giúp bạn vượt qua.
Đi du lịch thường được xem là nguồn động viên tinh thần hiệu quả để tiếp tục với guồng quay công việc và cuộc sống bận rộn. Nhưng ngày càng nhiều người cảm thấy buồn bã và chán nản hơn khi quay trở về nhịp độ sống cũ. Cảm giác này còn được biết đến với cái tên “Post – vacation blue” (hội chứng buồn bã hậu du lịch).
Chỉnh sửa hình, viết lại kỷ niệm là cách giúp bạn vui vẻ hơn. |
Mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác tiếc nuối, không thể tập trung làm việc và chán nản – triệu chứng này sẽ xuất hiện muộn nhất khoảng một tháng sau chuyến du lịch.
Hội chứng “buồn bã hậu du lịch” hay “post vacation blue” là cảm giác chán nản khi quay lại guồng sống cũ sau kỳ nghỉ. Hội chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tâm lý, tác động tiêu cực đến chất lượng công việc và cuộc sống. Kỳ nghỉ càng dài, càng vui thì nguy cơ mắc phải hội chứng càng cao.
Để vượt qua những hội chứng buồn chán và trở về với cuộc sống, bạn phải giúp cơ thể quay lại nhịp sống cũ một cách mượt mà. Thời gian và cường độ sinh hoạt của cơ thế khi du lịch và ở nhà sẽ khác nhau, để tránh bị sốc khi thay đổi đột ngột, bạn nên sắp xếp trở về 1-2 ngày trước khi đi làm. Nhờ vậy, bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi và cho cơ thể làm quen với múi giờ nếu trước đó du lịch nước ngoài. Bắt đầu vài bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp cơ thể làm quen nhịp sống cũ. Bằng cách này, bạn vừa giữ cơ thể khỏe mạnh, vừa hạn chế việc tâm hồn “lạc” đến chuyến du lịch vừa qua.
Bạn cũng đừng quên tụ tập cùng bạn thân. |
Khi cơ thể làm quen với nhịp sống, đã đến lúc bắt tay chấn chỉnh suy nghĩ của bản thân. Thay vì mãi nhung nhớ và tiếc nuối về chuyến đi trước, bạn hãy nghĩ về những trải nghiệm, kỷ niệm của kỳ nghỉ với chiều hướng tích cực.
Cụ thể, bạn nên bắt đầu với việc chỉnh sửa ảnh, ghi chép lại những kỷ niệm của chuyến đi. Điều này sẽ giúp ôn lại những ngày tháng du lịch với tâm thế bình tĩnh, tích cực hơn cũng như rút kinh nghiệm đáng quý.
Săn mã giảm giá cũng là cách cải thiện tâm trạng hậu du lịch. |
Tiếp đó, bạn có thể dùng những món quà lưu niệm để trang trí, hoặc treo ảnh tại bàn làm việc. Như vậy những kỷ niệm, khoảnh khắc vui vẻ của chuyến đi sẽ trở thành một phần cuộc sống, nhưng không phải tất cả.
Sau khi giúp cơ thể và tâm trí quay trở lại đời sống văn phòng, bạn có thể tiếp tục guồng quay. Bên cạnh việc đi làm, đi học cả ngày, bạn hãy lên lịch vài cuộc hẹn với bạn thân để chia sẻ những món quà và kỷ niệm đã trải nghiệm.
Khuyến mãi bao gồm những nhãn hàng lớn như Laneige, The Body Shop, MIA, Robins… |
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, bạn đừng quên mất những thói quen cũ khiến mình cảm thấy vui như đọc sách, xem phim hay săn mã giảm giá mua sắm online. Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi sẽ giúp bạn cảm thấy hứng khởi hơn. Nếu trong chuyến đi vừa rồi bạn có đặt vé qua ứng dụng du lịch Traveloka, bạn có thể sử dụng điểm tích luỹ được từ Traveloka Rewards – chương trình điểm thưởng để đổi lấy ưu đãi từ những nhãn hàng như Laneige, The Body Shop, MIA, Robins, Shopee, Adayroi, JAMJA…
Vượt qua hội chứng “buồn bã hậu du lịch” không hề khó, chỉ cần bạn biết cách tìm niềm vui trong cuộc sống mỗi ngày. Đi du lịch để biết rằng ta không chỉ được khám phá, học hỏi những điều mới lạ mà còn trân trọng hơn cuộc sống thường nhật của bản thân.
Nguồn: News.zing.vn