Buổi sáng ở làng hoa truyền thống xứ Huế

0
14
Buổi sáng ở làng hoa truyền thống xứ Huế - Ảnh 1.

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2018/12/8/0812viet-nam-thuc-giac-15442304246101004175562-2e657.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″]

VTV.vn – Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán. Thời điểm này, các làng hoa ven thành phố Huế đang tất bật, hối hả chăm sóc hoa để phục vụ thị trường dịp Tết.

Với đặc điểm địa hình trũng thấp như Thừa Thiên-Huế, việc trồng hoa không phải là nghề thuận lợi nhưng bà con lại có những cách làm sáng tạo để có thể thích ứng với thời tiết.

Làng hoa truyền thống Xuân Hòa ở xã Thủy Vân, TT-Huế là ngôi làng đã có truyền thống rất lâu đời với công việc trồng hoa, đặc biệt là các loại hoa cúc.

Những người trồng hoa ở phải rất chịu khó, một nắng 2 sương. Nhưng đây lại là vùng thấp trũng, thường bị ngập lụt nên để có những vụ hoa đẹp, đem lại thu nhập cao là điều không hề dễ.

Hoa Tết là vụ hoa cung cấp nhiều nhất cho thị trường, vì thế, để có vựa hoa thành công với những bông hoa nở đúng dịp, người trồng hoa phải có kỹ thuật chăm bón rất kỹ càng, giống tốt. Đặc biệt, trồng hoa cúc như tại thôn Xuân Hòa như chăm con mọn.

Buổi sáng ở làng hoa truyền thống xứ Huế - Ảnh 1.

Làng hoa Xuân Hòa, Thừa Thiên-Huế. Ảnh: VOV

Một phần do đặc điểm Thừa Thiên-Huế là địa bàn thấp trũng nên người dân nơi đây đã có những sáng tạo để chủ động ứng phó với thời tiết nhằm giảm thiệt hại cho hoa khi mùa mưa lũ về. Nếu mưa gây ngậm úng, những chậu hoa cúc của người dân sẽ bị thối rễ, hư hỏng. Vì vậy, những giàn cao bằng tre hay trụ xi măng có thể khắc phục được điều đó.

Để cho năng suất tốt nhất, những người trồng hoa ở nơi này đã tự tìm cho mình những kinh nghiệm để ứng phó. Tuy nhiên, sự đỏng đảnh của thời tiết còn đòi hỏi người trồng hoa một sự nhẫn nại không ngừng.

Mỗi hộ dân nơi đây đều trồng từ vài trăm cho đến cả nghìn chậu cúc để cung ứng cho thị trường Tết. Mỗi vụ hoa từ lúc gieo trồng cho đến khi thu hoạch thường kéo dài từ 90 đến 120 ngày tùy vào giống hoa. Nhưng để có được thu nhập từ vài chục triệu đồng thì không hề đơn giản. Người dân cũng phải một nắng hai sương để canh cho hoa nở đúng dịp.

Hoa vụ Tết được xuống giống từ đầu tháng 9 âm lịch. Ngoài kỹ thuật làm đất, bón phân, từ lúc gieo đến khoảng 20 ngày phải thắp điện hàng đêm cho cây hoa để hoa có đủ độ ẩm sinh trưởng và nước được tưới thường xuyên để giữ độ ấm. Đó là lý do về các làng hoa truyền thống của TT-Huế dịp này, du khách sẽ thấy những bóng đèn thắp sáng cả vùng.

Ánh sáng của đèn điện ngoài tác dụng là để thắp sáng để bà con có thể tranh thủ làm việc trên ruộng hoa vào buổi tối, nó còn cung cấp thêm năng lượng giúp cho hoa tăng khả năng quang hợp cũng như sinh trưởng tốt hơn, nhất là khi trời mưa rét kéo dài để có thể ra hoa đúng thời điểm.

Chỉ khoảng hơn 2 tháng nữa sẽ đến Tết Âm lịch, hi vọng hàng ngàn chậu cúc ở nơi đây sẽ ra hoa đúng thời điểm, giúp người dân đón niềm vui lớn trong dịp Xuân về Tết đến, bù lại cho nỗi cực nhọc một nắng hai sương của họ.

Làng hoa Sam bên dòng Đại GiangLàng hoa Sam bên dòng Đại Giang

VTV.vn – Những tuyến đường ngập tràn hoa Sam, với đủ các màu sắc, ngôi làng lại tọa lạc ở bên cạnh một dòng sông xanh biếc, tất cả làm nên vẻ đẹp của một vùng quê ở Quảng Bình.

Xuân Quan - Làng hoa cây cảnh tỷ phú ở Hưng YênXuân Quan – Làng hoa cây cảnh tỷ phú ở Hưng Yên

VTV.vn -Từ một vùng đất quanh năm gắn với lúa ngô, đến nay, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công với khoảng 160 ha trồng hoa, cây cảnh.

Rực rỡ làng hoa vạn thọ ở Khánh HoàRực rỡ làng hoa vạn thọ ở Khánh Hoà

VTV.vn – Người trồng hoa vạn thọ ở làng Như Xuân, xã Vĩnh Phương, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang tất bật chuẩn bị cung ứng hoa cho thị trường.

Nguồn: Vtv.vn