Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.
Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ. |
Ông Nguyễn Thanh Tiêu (SN 1968), cán bộ BQL Di tích xã Hải Anh cho biết: ‘Chủ nhân biệt thự là vợ chồng ông Trần Dụng Hoàn và Trần Thị Tuất. Ông Hoàn làm một chức quan ở địa phương, thường gọi là Nghị Hoàn. Vợ ông là con nhà giàu có, sở hữu nhiều điền sản, đất đai’. |
Căn biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp nhưng pha trộn các nét văn hóa Đông Dương. Nhiều chuyên gia nhận xét, đây là sự giao thoa nhịp nhàng giữa hai nền văn hóa. |
Ông Tiêu cho biết, tổng diện tích khu nhà bao gồm biệt thự, sân vườn, nhà ngang cho người giúp việc…, khoảng 3000 m2. Thời điểm mới xây dựng, đây được coi là biệt thự lớn nhất vùng. |
Kỹ sư thiết kế biệt thự là một người Việt Nam từng học bên Pháp. Xung quanh nhà có nhiều cửa sổ để lấy không khí và ánh sáng. Cũng giống như các công trình kiến trúc thời kỳ đó, màu sơn chủ đạo của biệt thự là màu vàng. |
Hệ thống cửa bằng gỗ lim, hiện những cánh cửa này đã bắt đầu xuống cấp, hỏng hóc. Trên tường biệt thự được đắp hoa nổi trang trí. |
Căn biệt thự có sân vườn và khuôn viện rộng lớn. Ông Nhưỡng (60 tuổi, xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định) chia sẻ, từ ngày bé ông đã nghe về sự giàu có của gia đình cụ Nghị Hoàn. Sở hữu nhiều ruộng đất, gia nhân, cụ Nghị cũng là người bỏ tiền xây dựng nhiều công trình công cộng dành cho làng, xã như đình, đền…’. ông Nhưỡng nói. |
Khu nhà ngang dành cho người giúp việc và nấu nướng. Theo lời ông Hải – một người dân địa phương: ‘Cách đây 20 năm, bất ngờ rộ lên thông tin, căn biệt thự chôn giấu vàng nên nhiều kẻ rình mò, nửa đêm vào phá khóa, đào bới khắp sân. Tuy nhiên, họ không tìm được châu báu như đồn thổi’. |
Mái hiên lợp bằng ngói ta. |
Ông Nâu Văn Tình – CT UBND xã Hải Anh thông tin: ‘Biệt thự cụ Nghị Hoàn từng được trưng dụng làm trụ sở UBND xã, sau đó bỏ không, gần đây địa phương cho quét sơn lại. Lâu dài chúng tôi cũng có kế hoạch tu bổ căn biệt thự, làm thành địa điểm thăm quan cho du khách và các nhà văn hóa, sinh viên về nghiên cứu’. Ông Tình cũng cho biết, con cháu cụ Nghị Hoàn trước sống ở địa phương nhưng trải qua nhiều biến cố, họ đã rời quê đi làm ăn xa. Đến nay người làng không còn tin tức gì của họ. |
Diệu Bình – Ngọc Trang
Nguồn: Vietnamnet.vn