(VTC News) – Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng được quan tâm hơn và sân chơi này có vẻ không còn dành riêng cho khách thượng lưu.
Cuộc nghiên cứu toàn cầu của Savills đã thực hiện khảo sát trên 4.300 chủ sở hữu ngôi nhà thứ 2 trên HomeAway tại 7 thị trường lớn là Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, và Bồ Đào Nha, từ đó ghi nhận xu hướng phát triển của sản phẩm căn hộ giá thấp hơn trên thị trường nhà thứ 2.
Trong năm 2017, 37% số lượng giao dịch là những bất động sản dưới 200.000 USD. Giá bán trung bình của một bất động sản trong năm ngoái là 291.000 USD, thấp hơn 37% so với một thập kỷ trước. Điều này được lý giải bởi sự mở rộng của thị trường chung cư: căn hộ chung cư chiếm 34% số lượng giao dịch trong năm 2017 theo mẫu khảo sát, cao hơn so với con số 26% của năm 2007.
Xu hướng này cũng được ghi nhận tại thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam. Thời điểm trước đây, khi thị trường bất động sản Việt Nam mới bắt đầu phát triển, các dự án ở vị trí trung tâm đắc địa lên ngôi, với quỹ đất hạn hẹp và nguồn cung hạn chế, tạo nên các sản phẩm hạng sang có chi phí cao.
Loại hình sản phẩm chính của thị trường lúc này được coi là các sản phẩm lõi như biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự ven biển. Đối tượng người mua chủ yếu là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn với mục tiêu đầu tư dài hạn.
Tuy vậy, thời gian gần đây, với sự phát triển của ngành du lịch, nhu cầu về dịch vụ lưu trú của khách hàng tầm trung ngày càng lớn.
Trong năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và khoảng 80 triệu khách du lịch nội địa, tăng 19,9% và 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn trong số các khách du lịch này chỉ có ngân sách trung bình cho chuyến nghỉ dưỡng của mình và tìm kiếm các sản phẩm lưu trú vừa túi tiền.
Đáp ứng nhu cầu này, các nhà đầu tư cũng hướng đến việc đầu tư, phát triển các sản phẩm diện tích nhỏ hơn với mức giá hợp lý.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng lúc này xuất hiện các sản phẩm như căn hộ dịch vụ, chung cư biển, căn hộ khách sạn (condotel) – được coi như một sản phẩm phái sinh từ mô hình lõi truyền thống. Với diện tích vừa phải, chi phí đầu tư của các bất động sản không gắn liền với đất này không quá lớn.
Bên cạnh các thị trường nghỉ dưỡng đã khá phát triển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, giới đầu tư cũng đang dần nhắm tới các địa phương mới như Ninh Thuận, Tuy Hòa, Quy Nhơn… Có một nguồn cầu du lịch đáng kể tại những điểm đến hoang sơ và chưa quá thương mại hóa, thị trường nghỉ dưỡng vì vậy nhanh chóng tiếp bước. Chi phí đất tại các thị trường mới nổi này thấp hơn, mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư hơn.
Chủ đầu tư các dự án nghỉ dưỡng cũng đang đưa ra nhiều chương trình đầu tư linh hoạt để thu hút khách hàng. Ví dụ như chương trình cho thuê lại (cam kết hoặc chia sẻ lợi nhuận), cho thuê dài hạn hoặc bán và cam kết mua lại bất động sản.
Không chỉ thu hút nhà đầu tư trong nước, thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam còn có sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự quan tâm của khách nước ngoài mua ngôi nhà thứ 2 tại Việt Nam đã được ghi nhận từ nhiều năm nay bởi thị trường nghỉ dưỡng tiềm năng và giá bất động sản nhà ở cạnh tranh so với các nước phát triển.
Từ khi Luật Nhà ở sửa đổi năm 2015 cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam, số lượng người nước ngoài quan tâm và mua second home tại Việt Nam tăng đáng kể. Một số dự án tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng sau khi mở bán đã nhanh chóng đạt ngưỡng tỷ lệ người mua nước ngoài tối đa.
bất động sản nghỉ dưỡng: Món hời kèm nhiều rủi ro
Điểm sáng của thị trường bất động sản 2019 được dự báo vẫn là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, tuy nhiên, có nhiều vấn đề được đặt ra cho thị trường này.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2019
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu lưu trú gia tăng.
(Giám đốc Kinh doanh nhà ở miền Bắc & miền Trung, Savills Việt Nam)
Nguồn: Vtc.vn