Bảo tàng của những món kinh dị

0
11
Bảo tàng lần đầu tiên ở thành phố Malmo năm 2018. Ở đây trưng bày 80 món ăn, bị đánh giá là kinh dị đến từ nhiều quốc gia khác. Bảo tàng gồm 2 phần chính là khu triển lãm và khu vực nếm thử. Du khách sẽ đi qua khu vực triển lãm mẫu vật, màn hình để tìm tìm hiểu về các món ăn trên khắp thế giới sau đó có cơ hội nếm một trong số chúng tại quầy. Ông Andreas Ahren, giám đốc bảo tàng cho biết,

Thụy Điển Bảo tàng ở thành phố Malmo trưng bày các món ăn như súp dơi, nước ép mắt cừu, phô mai giòi, du khách có thể ngửi hoặc nếm thử.

Bảo tàng lần đầu tiên ở thành phố Malmo năm 2018. Ở đây trưng bày 80 món ăn, bị đánh giá là kinh dị đến từ nhiều quốc gia khác. Bảo tàng gồm 2 phần chính là khu triển lãm và khu vực nếm thử. Du khách sẽ đi qua khu vực triển lãm mẫu vật, màn hình để tìm tìm hiểu về các món ăn trên khắp thế giới sau đó có cơ hội nếm một trong số chúng tại quầy. Ông Andreas Ahren, giám đốc bảo tàng cho biết,

Bảo tàng rộng 400 m2 lần đầu tiên mở cửa ở thành phố Malmo năm 2018. Ở đây trưng bày 80 món ăn từ 35 quốc gia, gồm 2 phần chính là khu triển lãm và khu vực nếm thử. Ông Andreas Ahren, giám đốc bảo tàng cho biết, các món ăn được đưa vào triển lãm đều có thật và phải được nhiều người công nhận là kinh dị nhất, dù điều này mang tính chủ quan. Các món được lựa chọn dựa trên 4 tiêu chí hương vị, mùi, kết cấu và nguồn gốc cũng như cách các loài động vật được nuôi trước khi nấu ăn. Ông mong muốn du khách có thể trải nghiệm ẩm thực từ các nền văn hóa khác nhau. Bảo tàng phá vỡ rào cản giữa các nền văn hóa, bằng cách cho du khách thấy những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày lại có thể trở nên ghê rợn với những người đến từ nơi khác.

Andreas cho biết, món ăn ngon hay không, đáng sợ hay không phụ thuộc vào quan điểm cá nhân. Với ông, món kinh dị nhất là cá mập lên men Hákarl của Iceland. Còn đối với người phụ trách bảo quản mẫu vật, ông Samuel West, món đáng sợ nhất là trứng vịt lộn của Philippines. Theo Samuel, côn trùng có thể là nguồn protein thay thế cho thịt động vật, mặc dù nhiều người sợ chúng. Ảnh: Mathias Svold/Nytimes.

Súp dơi là 

Dơi trái cây

Đây là một trong những món ăn hàng đầu được giới thiệu trong bảo tàng. Món ăn này có thể tìm thấy ở một số quốc gia châu Á và ở vành đai Thái Bình Dương, ví dụ như đảo Guam, Thái Lan hay Indonesia. Những con dơi có thể còn mùi hôi sau khi nấu chín, tuy nhiên thịt lại có vị ngọt. Ở đảo Guam, dơi ăn quả bị săn bắt để lấy thịt nhiều. Cơ quan Thuỷ sản và Động vật hoang dã của Mỹ đã liệt kê loài động vật này trong nhóm bị đe dọa. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC cảnh báo du khách tránh ăn dơi và động vật hoang dã trong rừng, vì chúng có thể truyền bệnh cho con người. Ảnh: Disgusting Museum.  

Chuột lang nướngỞ vùng núi Andean, Nam Mỹ, chuột lang không phải là thú cưng. Chúng được gọi là cuy, nuôi để lấy thịt, trước khi người dân chăn nuôi gia súc. Chuột lang thường được nướng, chiên và so sáng với thịt thỏ. Ảnh: Disgusting Museum.

Chuột lang nướng

Ở vùng núi Andean, Nam Mỹ, chuột lang không phải là thú cưng. Chúng được gọi là cuy, nuôi để lấy thịt, trước khi người dân chăn nuôi gia súc. Chuột lang thường được nướng, chiên và có vị như thịt thỏ. Ảnh: Disgusting Museum.

Nướp ép mắt cừuỞ Mông Cổ, một số người tin rằng một ly nước ép cà chua hoặc cà rốt, có trang trí mắt của một con cừu là phương thuốc nhanh nhất để chữa đau đầu, chóng mặt. Ảnh: Disgusting Museum.

Nướp ép mắt cừu

Ở Mông Cổ, một số người tin rằng một ly nước ép cà chua hoặc cà rốt, có trang trí mắt của một con cừu là phương thuốc nhanh nhất để chữa đau đầu, chóng mặt. Ảnh: Disgusting Museum.

Pho mát giòi Casu marzuMón phô mai sữa cừu đến từ hòn đảo Sardinia, Italy còn có tên gọi là pho mát thối. Sau khi làm nóng và đóng khuôn, pho mát sẽ được cắt để ruồi đen xâm nhập và đẻ trứng. Món ăn có mùi hăng nồng, vị cay và đắng. Casu mazu được kỷ lục Guinness ghi nhận là loại pho mát nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Mo Styles.

Pho mát giòi Casu marzu

Món phô mai sữa cừu đến từ hòn đảo Sardinia, Italy còn có tên gọi là pho mát thối. Sau khi làm nóng và đóng khuôn, pho mát sẽ được cắt để ruồi đen xâm nhập và đẻ trứng. Món ăn có mùi hăng nồng, vị cay và đắng. Casu mazu được kỷ lục Guinness ghi nhận là loại pho mát nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Barte Telin.

Trứng vịt lộnTrứng vịt lộn hay Balut là món ăn đường phố nổi tiếng của Phillippines và Việt Nam. Cách chế biến món ăn này là luộc một quả trứng vịt đã hình thành phôi. Bên trong quả trứng là con vịt non đã có xương nhỏ, lông, mỏ. Cách ăn trứng vịt lộn là bóc vỏ và cho thêm một nhúm muối. Ảnh: Mo Styles.

Trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn hay Balut là món ăn đường phố nổi tiếng của một số quốc gia Đông Nam Á như Phillippines, Campuchia, Việt Nam… Bên trong quả trứng là con vịt non đã có xương nhỏ, lông, mỏ… Cách ăn trứng vịt lộn luộc là bóc vỏ và cho thêm một nhúm muối, ăn kèm rau dăm, gừng, dấm tỏi… tuỳ khẩu vị. Ảnh: Barte Telin.

Pho mát dạ dàyMón ăn này cũng bắt nguồn từ đảo Sardinia, Italy. Người ta làm ra pho mát từ dạ dày của con dê non, chứa đầy sữa mẹ. Dạ dày sẽ được buộc chặt bằng dây trong vòng từ 2 đến 4 tháng để lên men. Ảnh: Mo Styles.

Pho mát dạ dày

Món ăn này cũng bắt nguồn từ đảo Sardinia, Italy. Người ta làm ra pho mát từ dạ dày của con dê non, chứa đầy sữa mẹ. Dạ dày sẽ được buộc chặt bằng dây trong vòng từ 2 đến 4 tháng để lên men. Ảnh: Barte Telin.

Rượu chuộtNguyên liệu để làm rượu là chuột con, tối đa 3 ngày tuổi, sẽ được ngâm trong rượu gạo. Thức uống này được cho là phổ biến ở Trung Quốc. Nhiều người tin rằng chúng có tác dụng chữa bệnh. Ảnh: Barte Telin.

Rượu chuột

Nguyên liệu cho đặc sản này là chuột non tối đa 3 ngày tuổi, sẽ được ngâm trong rượu gạo. Thức uống này được cho là phổ biến ở Trung Quốc. Nhiều người tin rằng chúng có tác dụng chữa bệnh. Ảnh: Barte Telin.

KaviakĐây là một món ăn xuất phát từ Greenland với nguyên liệu đặc biệt là hải cẩu và chim Auk. Tuy nhiên, những con chim chưa nấu còn nguyên lông, mỏ và chân, đúc trong lớp da và mỡ của hải cẩu. Mỗi bọc da sẽ chứa khoảng 300 - 500 con chim nhỏ. Hải cẩu nhồi chim sau đó được chôn vùi dưới đống đá, để tránh không khí là lên men trong vòng 3 - 18 tháng. Đây được xem là một phương pháp bảo quản thực phẩm của các gia đình Inuit, sinh sống khu vực phía bắc Greenland. Ảnh: Barte Telin.

Kaviak

Đây là một món ăn có nguồn từ Greenland với nguyên liệu đặc biệt là hải cẩu và chim Auk. Những con chim còn nguyên lông, mỏ và chân, được nhồi trong lớp da và mỡ của hải cẩu. Mỗi bọc da sẽ chứa khoảng 300 – 500 con chim nhỏ. Hải cẩu nhồi chim sau đó được chôn vùi dưới đống đá, để tránh không khí là lên men trong vòng 3 – 18 tháng. Đây được xem là một phương pháp bảo quản thực phẩm của các gia đình người Inuit, sinh sống khu vực phía bắc Greenland. Ảnh: Barte Telin.

Ngoài những món ăn trên, bảo tàng còn trưng bày đậu phộng lên men Nhật Bản, ấu trùng sâu bướm của Zimbabwe, ốc sên Pháp, thịt chó ở một số quốc gia châu Á, cá mập lên men Iceland. Tuy nhiên, cũng có những món ăn từng gây ra tranh cãi như bia rễ của Mỹ và men bia Vegemite của Australia khi được đưa vào bảo tàng. Bảo tàng mở cửa lúc 12h - 18h, từ thứ 4 đến chủ nhật. Giá vé dành cho người lớn là 185kr (450.000 đồng) có thể kèm theo 3 trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, sinh viên và người cao tuổi có thể mua vé giá 150kr (360.000 đồng). Bảo tàng nằm trong trung tâm mua sắm Caroli, cách ga tàu trung tâm thành phố khoảng 7 phút đi bộ. Ảnh: Mathias Svold/Nytimes.

Ngoài những món ăn trên, bảo tàng còn trưng bày đậu phộng lên men Nhật Bản, ấu trùng sâu bướm của Zimbabwe, ốc sên Pháp, thịt chó ở một số quốc gia châu Á, cá mập lên men Iceland. Tuy nhiên, cũng có những món ăn từng gây ra tranh cãi như bia rễ của Mỹ và men bia Vegemite của Australia khi được đưa vào bảo tàng. Ảnh: Mathias Svold/New York Times.

Lan Hương (Theo NYTimes, CBS News, Disgusting Museum)

Nguồn: Vnexpress.net