Bánh tét Trà Cuôn – Đặc sản của vùng đất Trà Vinh

0
40
Nồi bánh tét của người miền Tây

[kdn-iframe src=”https://player.sohatv.vn/embed/100228/?vid=vtv/2019/6/13/1306viet-nam-thuc-giac-15603866516111437613665-6eebb.mp4″ width=”800px” height=”400px” frameborder=”0″][/kdn-iframe]

VTV.vn – Ngay từ 5h, hàng chục nóc nhà trong ấp đã đỏ lửa, rôm rả từ rất sớm. Bà con vẫn hay nói vui rằng ở đâu không biết chứ ở đây, không khí Tết luôn có quanh năm.

Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là nơi có đặc sản bánh tét Trà Cuôn nức tiếng của đồng bào Khmer.

Ngoài những kinh nghiệm để lựa chọn được nguyên liệu ngon, kỹ thuật gói bánh cũng rất quan trọng để khi đòn bánh khi mở ra, phần nếp không dính lá, phần nhân và vỏ bánh hòa quyện với nhau.

Có thể do quanh năm nấu bánh tét nên người dân ấp Trà Cuôn có đôi tay cực kỳ nhanh lẹ và khéo léo. Bình quân mỗi người có thể gói vài trăm cho đến cả nghìn đòn bánh tét mỗi ngày. Thu nhập từ nghề cũng giúp người dân nơi đây có cuộc sống dễ chịu.

Ở hầu hết các cơ sở sản xuất bánh tét Trà Cuôn, công việc làm bánh được phân chia rất rõ ràng. Nhóm phụ nữ ở vòng trong gói bánh, buộc dây còn vòng ngoài sẽ là những người đàn ông làm nhiệm vụ xếp bánh vào lò và canh thời gian nấu. Ở công đoạn nào cũng đòi hỏi sự nhanh tay, khéo léo. Tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm thuần thục như các chị, các bà.

Bánh tét Trà Cuôn vẫn giữ nguyên hình hài và hương vị của bánh tét truyền thống với 2 loại là nhân mặn và nhân chuối. Để đòn bánh có vị vừa ăn, tất cả các nguyên liệu như thịt, mỡ, đậu xanh (trừ lòng đỏ trứng vịt muối) đều được tẩm ướp các loại gia vị như hành lá, muối, đường… cùng một chút “bí kíp gia truyền”.

Mỗi mẻ bánh sẽ được đun trên bếp chừng 7-8 tiếng, sau đó được vớt ra, đem xả nước lạnh hoặc treo từng chùm trên sào tre cho ráo nước trước khi được mang ra chợ.

Để chuẩn bị cho mẻ hàng sớm mỗi ngày, mọi công đoạn được bà con làm từ đêm hôm trước. Vào những dịp quan trọng như Tết Nguyên Đán hay Chol-Chnam-Thmay của đồng bào Khmer, bánh tét Trà Cuôn luôn là sản vật đầu tiên có trong mâm lễ cũng như trên bàn ăn của mỗi gia đình. Ngoài cung ứng bánh theo đơn đặt hàng gần xa, bà con còn lập hẳn ra chợ để tiện cho du khách tham quan thưởng thức.

Điều đầu tiên cảm nhận được khi ăn bánh tét Trà Cuôn là lớp nếp dẻo, thơm, có độ mềm vừa phải, không quá cứng và cũng không quá dính. Tiếp đến là vị béo vừa của đậu xanh chín mềm hòa cùng chút vị mặn mà lại bùi của thịt mỡ, trứng muối.

Ở nông thôn miền Tây, buổi sáng, bà con thường ăn 1 – 2 khoanh bánh tét rồi mới đi làm. Không chỉ bà con Khmer mà người tiêu dùng cả nước đều biết tiếng bánh tét Trà Cuôn nên tìm về đây để mua, thưởng thức.

Chính vì vậy, dọc theo Quốc lộ 53, thuộc xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang có cả chợ với hàng chục sạp, chuyên kinh doanh sỉ và lẻ bánh tét Trà Cuôn cùng với bánh ú, bánh lá dừa và những đặc sản nổi tiếng khác.

Nhờ có hương vị đặc trưng mà thời gian gần đây, bánh tét Trà Cuôn đã vươn ra khỏi địa phương, theo các chuyến xe đò, khách du lịch và người tiêu dùng đi khắp các tỉnh ĐBSCL và TP.HCM. Đặc biệt, nhờ bảo quản được lâu đến 10 ngày bằng cách hút chân không, một số kiều bào còn mang cả bánh tét Trà Cuôn đi nước ngoài.

Nồi bánh tét của người miền TâyNồi bánh tét của người miền Tây

VTV.vn – Dù bận rộn đến mấy, đi đâu, làm gì, dù kinh tế đổi thay, nồi bánh tét truyền thống vẫn là thứ quan trọng nhất, gói ghém thành quả lao động một năm qua của người miền Tây.

Bánh Tét đặc biệt của nghệ nhân lớn tuổi nhất miền TâyBánh Tét đặc biệt của nghệ nhân lớn tuổi nhất miền Tây

VTV.vn – Bà Huỳnh Thị Trọng là người đầu tiên nghĩ ra cách làm bánh tét lá cẩm nhằm thay đổi diện mạo, hương vị cho bánh tét truyền thống.

Bánh tét cầu kỳ mà khác lạ ở Trà VinhBánh tét cầu kỳ mà khác lạ ở Trà Vinh

VTV.vn – Bánh tét được xem là hương vị truyền thống ngày Tết của người miền Nam. Nhưng ở Trà Vinh bánh tét được biến tấu để trở thành món ăn hàng ngày.

Nguồn: Vtv.vn