8 sân bay khiến du khách vừa thích thú vừa ‘sống trong sợ hãi’

0
13
Sân bay Ice Runway ở Nam Cực. Ảnh: Stu Shaw/Shutterstock

Một vài sân bay trên thế giới nằm trên núi cao, địa hình dốc, đường băng ngắn, nằm giữa biển hoặc luôn có gió thổi mạnh là thách thức đối với các phi công và mang đến cho du khách trải nghiệm vừa sợ hãi vừa thích thú.

Máy bay được đánh giá là phương tiện di chuyển nhanh và an toàn nhất khi đi du lịch. Điều đó đúng, nhưng không hoàn toàn.

Sân bay Ice Runway ở Nam Cực. Ảnh: Stu Shaw/Shutterstock

Sân bay Ice Runway ở Nam Cực. Ảnh: Stu Shaw/Shutterstock

Không phải ai trong số chúng ta cũng có cơ hội đến du lịch Nam Cực, nhưng nếu một lần bay đến đây, khoảng thời gian hạ cánh sẽ khiến bạn chẳng bao giờ quên được.

Nhiều du khách chia sẻ trên các diễn đàn du lịch rằng, đó là một khoảnh khắc khiến tâm trí họ hỗn loạn. Họ vừa cảm phục khả năng của phi hành đoàn khi điều khiển máy bay không bị trơn trượt, vừa phải “sống trong sợ hãi” rằng băng sẽ nứt toác ngay dưới bánh máy bay.

Sân bay Courchevel nằm tít trên núi cao. Ảnh: Roberto Chiartano/Shutterstock

Sân bay Courchevel nằm tít trên núi cao. Ảnh: Roberto Chiartano/Shutterstock

Cách tốt nhất để mô tả sân bay Courchevel ở khu resort French Alps là so sánh nó với động tác trượt tuyết. Đường băng ngắn 525m, uốn võng 18,50 trên sườn núi dốc là thách thức lớn cho cả việc hạ cánh và cất cánh.

Chưa kể đến điều kiện bão tuyết và sương mù luôn bao phủ. Các phi công phải có kinh nghiệm dày dặn mới được phép điều khiển máy bay ở đây.

Khi thủy triều lên, sân bay Barra, Scotland là một bãi tắm bình thường. Ảnh: Spumador | Dreamstime.com

Khi thủy triều lên, sân bay Barra, Scotland là một bãi tắm bình thường. Ảnh: Spumador | Dreamstime.com

Thời gian là tất cả mọi thứ bạn phải chờ đợi ở sân bay Barra, Scotland. Nguyên nhân là điểm đỗ máy bay nằm ngoài bãi biển. Đường băng chỉ lộ ra khi thủy triều đã rút, khi đó máy bay mới có thể đáp xuống.

Khi thủy triều lên, ba đường băng của Barra bị chìm hoàn toàn, vì vậy thời gian bay cũng thay đổi theo chu kỳ tự nhiên của thủy triều.

Sân bay Tenzing Hillary. Ảnh: Gagarych | Dreamstime.com

Sân bay Tenzing Hillary. Ảnh: Gagarych | Dreamstime.com

Sân bay được đặt tên để tôn vinh Sherpa Tenzing Norgay và Edmund Hillary, những người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest. Sân bay Tenzing Hillary còn được gọi là Lukla, được xếp hạng là một trong những sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới.

Sân bay nằm ở độ cao 2.845m, có một đường băng dài 526m trên địa hình dốc, gió lớn, tầm nhìn luôn bị thay đổi vì sương mù, tuyết và mưa.

Sân bay Paro của Bhutan nằm trong một thung lũng nhỏ. Ảnh: Doug Knuth via WIkimedia Commons

Sân bay Paro của Bhutan nằm trong một thung lũng nhỏ. Ảnh: Doug Knuth via WIkimedia Commons

Sân bay Paro nằm trong một thung lũng nhỏ, bên cạnh con sông sâu và bao quanh bởi những đỉnh núi cao tới 5.400m. Các chuyến bay được giới hạn trong thời gian ban ngày vì phi công chỉ có thể hạ cánh khi trời quang đãng, tầm nhìn rõ.

Hạ cánh xuống Paro là một thử thách và chỉ có một số ít phi công đủ điều kiện để thực hiện. Nếu ngồi trên một chuyến bay đến đây, bạn sẽ bị rung lắc khá mạnh một vài lượt trong khi hạ cánh, sau đó người sẽ bị đẩy lên phía trước khi máy bay đột ngột dừng lại.

Sân bay Matekane Air Strip ở Lesotho không có gì ngoài một đường băng dài 400m có một đầu kết thúc là vách núi. Ảnh: Tom Claytor via Wikimedia Commons

Sân bay Matekane Air Strip ở Lesotho không có gì ngoài một đường băng dài 400m có một đầu kết thúc là vách núi. Ảnh: Tom Claytor via Wikimedia Commons

Nhiều du khách mô tả rằng việc cất cánh từ sân bay Matekane Air Strip ở Lesotho giống như đang tham gia một trò chơi cảm giác mạnh. Đường băng quá ngắn nên máy bay thường không có đủ tốc độ để cất cánh.

Sau khi lăn bánh qua 400m đường băng, máy bay sẽ lao xuống một vạch núi đá sau đó mới bay vút lên cao.

Phi công điều khiển các chuyến bay ở đây thường xuyên nghe thấy những âm thanh gào thét khi máy bay đâm xuống vực, sau đó là tiếng hò hét, vỗ tay, tiếng “Tạ ơn Chúa” đầy phấn khích của hành khách khi cất cánh lên không trung.

Sân bay Madeira nằm giữa Đại Tây Dương và những ngọn núi cao vút. Ảnh: Alberto Loyo/Shutterstock

Sân bay Madeira nằm giữa Đại Tây Dương và những ngọn núi cao vút. Ảnh: Alberto Loyo/Shutterstock

Sân bay quốc tế Cristiano Ronaldo trước đây được gọi là sân bay Madeira, Funchal, Santa Catarina, phục vụ các chuyến bay đi và đến đảo Madeira.

Sân bay này là thách thức với các phi công khi đường băng chỉ dài 2.800m được bao quanh bởi các dãy núi cao và biển.

Sân bay quốc tế Mariscal Sucre, Ecuador. Ảnh: Aero Icarus/Flickr

Sân bay quốc tế Mariscal Sucre, Ecuador. Ảnh: Aero Icarus/Flickr

Sân bay quốc tế Mariscal Sucre hiện đại ở thủ đô Quito (Ecuador) mở cửa vào tháng 2/2013 là một trong những nơi bận rộn nhất ở Nam Mỹ. Sân bay này cũng có đường băng dài nhất tại Châu Mỹ Latinh.

Điều này có thể làm cho du khách có chuyến bay rất thoải mái nếu nó không phải thường xuyên gặp những cơn gió mạnh tới 35 hải lý/giờ vào cuối mỗi buổi chiều, khiến máy bay rung lắc rất mạnh.

Camnangdulich.vn – Nguồn: Tuổi Trẻ

Nguồn: News.zing.vn