Xem những bộ phim cổ trang, đọc về lịch sử nước nhà, có khi nào bạn thắc mắc liệu ngày xưa vua chúa được phục vụ những món ăn như thế nào vào các bữa trong ngày? Liệu chúng có phải chỉ cầu kỳ thôi là đủ? Cầu kỳ cũng đúng nhưng đó chỉ là một phần thôi, quan trọng còn ở nguyên liệu làm nên món ăn đó, chúng là gì, có bổ dưỡng không hay có gì khác đặc biệt nữa? Cùng tìm hiểu 6 món ăn thuộc dạng “tuyệt phẩm” của Việt Nam mà chỉ vua chúa ngày xưa mới được thưởng thức nhé!
Những món ăn chỉ dành cho vua chúa – Ảnh: saigonmice
1. SÁ SÙNG
Mỗi nơi một kiểu gọi, nào là bông thùa, nào là sâm đất, nhưng cái tên sá sùng là phổ biến nhất nhưng cũng “ghê” nhất, nghe cái tên và nhìn thực tế mới thấy sự liên quan: con vật này quả thật khiến người ta “khiếp vía”. Dài chừng 5 – 10cm, nặng khoảng 1 – 3kg, sá sùng thuộc loài thân mềm sống nhiều ở vùng biển Vân Đồn và Móng Cái (Quảng Ninh) – cũng là nơi có sá sùng ngon nhất cả nước.
Sá sùng tươi – Ảnh: Youtube
Sá sùng ngoài là món ăn ngon bổ dưỡng, còn có tác dụng tăng cường sinh lực, là phương thuốc chữa bệnh hiệu quả, chính vì thế sá sùng có giá siêu đắt mà nhiều khi vẫn “cháy hàng” vì loài sá sùng rất khó đánh bắt. Bởi thế, món ăn này xưa kia chỉ có vua chúa mới đủ điều kiện thưởng thức.
Sá sùng chế biến thành món ăn bổ dưỡng – Ảnh: duli
2. CHIM SÂM CẦM
Mệnh danh là “món ăn vét túi giới đại gia”, nên không có gì lạ khi sâm cầm là một trong những cống phẩm tiến vua hàng đầu thuở xưa. Sâm cầm thuộc họ gà nước, thân bầu chỉ nặng khoảng hơn nửa kg/con, với đầu và cổ phủ lông đen, mắt đỏ, mỏ vàng, có mào trắng ngà.
Chim sâm cầm – Ảnh: thurungrauque
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh
Sâm cầm sống thành đàn, có sách ghi lại là trước đây thường lên núi ăn sâm quý nên thịt sâm cầm nằm ở mức “thập toàn đại bổ”, vừa quý lại vừa hiếm, có tác dụng tráng dương, tăng cường sức khỏe, rượu ngâm từ thịt sâm cầm còn có tác dụng làm mạnh gân xương, lấy lại sự dẻo dai của con người.
Món ăn từ sâm cầm – Ảnh: Sưu Tầm
3. GÀ ĐÔNG TẢO
Là thứ mà “có tiền chưa chắc đã mua được”, gà Đông Tảo của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có thân hình lớn hơn gà bình thường, nhất là cặp chân to nhìn nặng trịch, đóng vảy sần sùi. Giống gà quý hiếm này lúc trưởng thành có thế nặng tới 4.5kg, thịt thơm ngon từ ức đến đùi không dai chút nào.
Gà Đông Tảo – Ảnh: Dân Việt
Nhờ vị ngon đặc biệt hiếm có, lại thêm tính chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe nên món ăn này là tuyệt phẩm hàng đầu thường được lựa chọn để tiến vua. Ngày nay, có rất ít nơi nuôi được giống gà này, số lượng cũng có hạn nên giá cả khá cao, có khi cả chục triệu đồng cho một đôi gà thuần chủng.
Tuyệt phẩm hàng đầu được lựa chọn tiến vua – Ảnh: niemdamme
4. HẢI SÂM
Hải sâm là đặc sản quý của vùng biển Việt Nam, có nhiều ở vùng biển Quảng Nam và Đà Nẵng, vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa làm thuốc chữa bệnh. Người ta thưởng kết hợp hải sâm với một số thực phẩm hay vị thuốc khác để tạo thành món ăn/vị thuốc độc đáo và hiệu quả.
Đặc sản hải sâm – Ảnh: Sưu Tầm
Được đánh giá là “cao lương mỹ vị” ngay từ thời vua chúa xa xưa, hải sâm là món tiêu biểu của ấm thực cổ truyền phương Đông mang lại nguổn dinh dưỡng cao, có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết… rất tốt.
Hải sâm là món “cao lương mỹ vị” – Ảnh: Sưu Tầm
4. CÁ ANH VŨ
Bắt nguồn từ một câu chuyện trong dân gian, khi ngư dân bắt được một con cá quý đem dâng vu Hùng. Con cá nom tướng tá kỳ lạ, thân cá chép nhưng môi dưới to hệt môi lợn nhưng vua ăn xong lại khen tấm tắc, ban lệ cúng tiến. Đó là cá anh vũ của thời bấy giờ, loài cá chỉ sống ở khu vực ngã ba sông Việt Trì (Phú Thọ).
Cá anh vũ – Ảnh: soha
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hưng Yên
Cá anh vũ sống nơi nước xiết, chuyên dùng cái miệng rất khỏe cạp rêu trên đá để ăn. Cái miệng ấy cũng chính là bộ phận ngon nhất, quý nhất của cá anh vũ mà nay được bán với giá trên trời vẫn có người tìm mua. Các món nướng, làm chả, nấu canh từ cá anh vũ đều ngon nhưng đặc sắc nhất có lẽ là cá anh vũ hấp gừng, giữ tròn vị đậm đà, thơm ngọt của loài cá tiến vua.
Cá anh vũ chế biến nhiều kiểu – Ảnh: Tin Ẩm Thực
5. NEM CÔNG
Dân gian có câu “nem công chả phượng” chính là để chỉ món ăn này đây. Chim công vốn đã quý, rất khó bắt vì sinh sống trên gò đồi cao hoặc chui vào những nơi kín đáo trong rừng, thì việc có được thịt đùi công để làm chả lại càng khó.
Nem công trình bày đẹp mắt – Ảnh: Sưu Tầm
Món nem công ngoài giá trị dinh dưỡng còn có tác dụng giải độc nên rất được vua chúa tin dùng. Ngày nay, món ăn này gần như bị xóa sổ khỏi bản đồ ẩm thực vì cần duy trì sự bảo tồn với những loàii sinh vật quý đẹp đẽ như chim công.
Thịt công thuở xưa chỉ dành cho vua chúa – Ảnh: vSolutions
6. GÀ CHÍN CỰA
“Gà chín cựa” trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh không hẳn là lời thách đố mà hoàn toàn có thật, thậm chí được chăn nuôi ở các tỉnh Lạng Sơn, Phú Thọ… của Việt Nam. Cái tên nói lên tất cả, chân gà to chắc nịch mọc đều cựa mỗi bên cho dù kích thước con gà khá nhỏ, lại chỉ nặng khoảng 1.5kg mỗi con.
Chân gà chín cựa – Ảnh: Sưu Tầm
Cũng phải có lý do mà gà chín cựa mới trở thành một trong những vật phẩm hàng đầu mà vua Hùng thách đố với hai chàng rể tương lai, thịt thơm ngon và bổ dưỡng chắc chắn là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi món ăn tiến vua như gà chín cựa rồi.
Gà chín cựa thơm ngon – Ảnh: Sưu Tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ
Du lịch để tìm hiểu văn hóa ẩm thực vùng miền có lẽ là một trong những cách để tìm hiểu rõ nhất bản sắc văn hóa của nơi ấy, kể cả những món ăn thuở xưa tiến vua chúa thì nay bạn cũng đã dễ dàng tìm hiểu chúng qua mỗi chuyến đi đến mọi miền Tổ Quốc.
Hoa Cát – Camnangdulich.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Camnangdulich.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Camnangdulich.vn
Nguồn: News.zing.vn