Tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm là nét văn hóa lâu đời của người Việt. Nguồn gốc tục lệ này còn nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết rõ.
1. 3 lễ vật sống không thể thiếu trong mâm cúng Táo quân của người Việt gồm những gì?
Lễ vật “tam sinh” trong mâm cúng ông Công ông Táo là những đồ cúng sống gồm gạo sống, cá sống và thịt sống. Người Việt xưa thể thiện sự tôn thờ và biết ơn các vị thần bằng cách cúng những lễ vật tươi sống với lời nhắn gửi các thần nhanh chóng trở về nhân gian giúp con người nấu chín thức ăn. Ảnh: Quỳnh Trang. |
2. Theo phong tục của người Việt xưa, gia đình có trẻ nhỏ thường cúng thêm lễ vật gì?
Theo phong tục của người Việt xưa, những nhà có trẻ con còn cúng Táo quân một con gà luộc, ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang. Ảnh: TramHuongTV. |
3. Tại sao người Việt cúng cá chép vào Tết ông Công ông Táo?
Cá chép hóa rồng là quan niệm ăn sâu vào tín ngưỡng văn hóa lâu đời của người Việt. Theo đó, cá chép đỏ hóa rồng, rồng bay lên mây sẽ đưa được ông Táo về trời. Cá chép không chỉ là phương tiện đưa Táo quân về trời mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho sự an lành và tín ngưỡng phồn thực. Cá chép vượt vũ môn hóa rồng, rồng sẽ gọi những cơn mưa giúp vạn vật sinh sôi nảy nở. Ảnh: Việt Hùng. |
|
|
5. Người miền Bắc thường dùng những món chè gì trong mâm cơm cúng ông Công ông Táo
Ngoài những món ăn truyền thống như xôi, gà, giò chả, canh măng… mâm cơm cúng Táo quân của một số địa phương miền Bắc thường có món chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng. Ảnh: Vietravelasia. |
6. Mâm cỗ cúng Táo quân của người miền Nam có những món ăn đặc trưng gì?
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam cũng gồm những món ăn bắt buộc giống miền Bắc. Tuy nhiên, mâm cỗ phương nam có thêm một số món đặc trưng không thể thiếu như đậu phộng, kẹo vừng đen, bộ cò bay ngựa chạy. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Nguồn: News.zing.vn