(VTC News) – Theo “bác sĩ sản khoa đẹp trai nhất Vịnh Bắc Bộ”, để xóa bỏ các bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ, mẹ phải thực hiện đúng chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, cho con tiêm đủ 12 loại vắc xin quan trọng.
Bác sĩ Trần Vũ Quang công tác tại khoa Sản 1 – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ đó là bám sát lịch tiêm chủng, cho trẻ tiêm đúng đủ các loại vắc xin phòng bệnhtrong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, 95% trẻ được tiêm chủng sẽ tạo miễn dịch bảo vệ cơ thể trước bệnh truyền nhiễm hiểm nghèo – bệnh có khả năng để lại di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong cho trẻ em.
Việc tiêm chủng đủ loại, đúng lịch tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, tránh được các bệnh truyền nhiễm, cơ thể luôn khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh tật, đặc biệt ảnh hưởng đến thể chất và trí não.
Những loại vắc xin trẻ cần tiêm trước khi 1 tuổi
Theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế, từ lúc mới sinh cho đến khi trước sinh nhật 1 tuổi, trẻ em cần trải qua một đợt tiêm phòng lớn nhất trong đời. Bởi, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh, đặc biệt là trường hợp trẻ không được bú mẹ và trẻ trên 6 tháng tuổi nguồn miễn dịch từ mẹ không còn/còn rất ít.
Giai đoạn trẻ từ 1 – 5 tuổi, đa số các vắc xin được tiêm/uống là các mũi nhắc lại. Một số loại vắc xin chỉ dành cho trẻ ở vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.
Bác sĩ Trần Vũ Quang chia sẻ: “Một thực tế ở nước ta hiện nay, rất nhiều trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ vì cha mẹ quên lịch tiêm chủng của con hoặc trẻ bị bệnh, sốt trong ngày hẹn tiêm chủng theo lịch. Hệ quả là không ít trường hợp bé tiêm muộn, tiêm không đủ mũi vắc xin phòng bệnh nên vẫn nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Khi phát hiện bé bị nhỡ lịch tiêm phòng, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục. Tùy theo loại bệnh truyền nhiễm, cán bộ y tế có thể sẽ khuyên phụ huynh vẫn cho trẻ tiêm bù mũi tiêm bị nhỡ”.
Bác sĩ Quang lưu ý, cha mẹ phải bám sát lịch tiêm phòng, cho trẻ đi tiêm đúng thời gian tại cơ sở y tế. Trong trường hợp những mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại phường/ xã nơi minh sinh sống đang bị thiếu/ hết vắc xin mà con mình đã đến tuổi tiêm theo lịch tiêm chủng, cha mẹ có thể chọn vắc xin dịch vụ tại các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng uy tín để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian chờ vắc xin tiêm chủng mở rộng.
Trẻ cũng cần tiêm nhiều loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo bác sĩ Quang, bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia, vẫn còn nhiều vắc xin chủng ngừa hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác mà cha mẹ nên cho con mình tiêm phòng đầy đủ, cụ thể là:
Vắc xin phòng thủy đậu
Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
Vắc xin phòng viêm gan A, A+B
Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp.
Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus
Vắc xin phòng cúm
Vắc xin phòng dại
Vắc xin phòng thương hàn
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên)
Video: Kéo dài chân 4,2 cm, chàng trai Cà Mau lần đầu đi được thăng bằng
[kdn-iframe class=”exp_video” src=”https://vtc.vn/watch/70426″ width=”100%” height=”450″ frameborder=”0″ allowfullscreen=”true”]
>>> Đọc thêm: Vợ than trời vì bị chồng bỏ rơi giữa mùa World Cup 2018
Nguồn: Vtc.vn